Trang

Subscribe:

Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Đấu tranh đòi triệt để giảm tô

     Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối (thời kỳ tổng phản công) đồng thời chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong tình hình đó, đòi hỏi phải động viên vật chất và tinh thần cả hậu phương và tiền tuyến. Vàotháng 3-1953, Chính phủ quyết định phát động phong trào quần chúng đấu tranh đòi triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện thoái tồ. Kết quà tổchức được 7 đợt vận động nhân dân đấu tranh đòi giảm tô ở 1.532 trong vùng tự do, thu được 24.490 tấn thóc thoái tồ. Dó là một đòn đánh mạnh vào tiềm lực kinh tế của địa chủ, là một dịp nâng cao ý thức giai cấp của nông dân và tác động mạnh đến nông thôn trong vùng tạm bị chiếm.

Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Về vấn đề ruộng đất

     Nhà nước tiếp tục thực hiện sắc lệnh tạm giao ruộng đất vắng chủ (ban hành năm 1950) cho nông dân sử dụng. Tháng 3- 1952 Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về việc sử dụng công điền công thổ, dựa trên nguyên tắc chia cấp một cách công bằng, dân chủ vả có lợi cho dân nghèo. Tính đến năm 1953, đã có tất cả 302.840 ha ruộng đất từ các nguồn khác nhau (của thực dân, ruộng công và nửa công, ruộng hiến, ruộng trưng mua, trưng thu của địa chủ…) được tạm cấp, tạm giao cho nông dân sử dụng, chiếm 58,3% tổng số ruộng đất thuộc loại này. Đó là một thành công của chính sách ruộng đất và có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp cho đến trước khi cải cách ruộng đất.

     Sau đó, ngày 4-12-1953, Quốc hội đã thông qua Luật Cài cách ruộng đất. Từ đầu năm 1954 đến khi hòa bình lập lại (vào tháng 7-1954), chúng ta đã tiến hành được 2 đợt cải cách ruộng đất ở 270 xã (thuộc tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa và Bắc Giang). Kết quả thu được 44.500 ha ruộng đất và 10.000 trâu bò chia cho nông dân. Kết quả này đã có tác dụng tích cực đến tư tưởng cho tầng lớp nông dân lao động, khẳng định quyền làm chủ ruộng đất cho nông dân, động viên nông dân ở hậu phương và bộ đội tiền tuyến, nông dân ở cả vùng tự do cũng như vùng tạm chiếm hăng hái sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.

     Việc thực hiện chủ trương chấn chỉnh toàn diện về kinh tế và tài chính, đã có ý nghĩa quan trọng, làm cho kinh tế khảng chiến của ta mạnh hơn. Thăng bằng thu chi ngân sách, ổn định tiền tệ, phát triển sản xuất, đờisống nhân dân được cải thiện hơn. Làm suy yếu kinh tế của địch, góp phần tích cực vào tháng lợi của kháng chiến chống Pháp và tạo ra tiền để quan trọng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đồng tiền việt nam