Trang

Subscribe:

Tình hình kinh tế giai đoạn 1947-1950 – đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

    Tháng 5-1950, Chính phủ đã ban hành sác lệnh tạm cấp ruộng vắng chủ (của tư bản và địa chủ, việt gian) cho nông dân, ban hành sắc lệnh về giảm tức (quy định nếu vay bằng tiền giảm 18% và vay bàng thóc giảm 20%).

    Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến của chúng ta. Hồ Chủ tịch thưởng xuyên nhấn mạnh “Thực túc, binh cương” và kêu gọi mọi người phải đẩy mạnh tăng gia, sản xuất trong mọi trường hợp.

    Nhà nước khuyến khích nhân dân làm tiểu thủy nông, chú trọng bảo vệ đê điều, khơi giếng để chống lụt, chống hạn. Từ năm 1946 đến năm 1950, hàng chục triệu ngày công lao động được huy động, đã đào được hàng chục triệu mét khối đất đá.

Tình hình kinh tế giai đoạn 1947-1950 – đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

    Nhà nước hướng dẫn nông dân vào làm ăn tập thể năm 1947, Bộ Canh nông vận động phong trào tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Phong trào lúc đầu tương đối rầm rộ, song vì tổ chức ồ ạt, nhận thức và quản lý chưa tốt, nên sau đó nhiều hợp tác xã giải tán. Đến năm 1949, Chính phủ có chính sách đường lối rõ ràng hơn về hợp tác xã nông nghiệp. Do đó, các địa phương lạiphát triển các hình thức hợp tác từ tổ đổi công, hợp công đến hợp tác xã.

    Đảng và Chính phủ ta còn thực hiện nhiều biện pháp đề giúp đỡ nhân dân sản xuất như thành lập Nha tín dụng (năm 1947), có chi nhánh ở các tỉnh để cho nông dân vay vốn, hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, cung cấp giống lúa mới cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa, vận động thành lập quỹ tương tế, quỹ nghĩa thương để giúp đỡ lẫn nhau.

    Cùng với vận động và giúp đỡ nông dân sản xuất, Chính phủ còn tồ chức lãnh đạo nhân dân chống địch càn quét, cướp phá, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân ở vùng tự đo.

    Nhờ thực hiện những biện pháp trên, nông nghiệp nói chung được giữ vững. Năm 1950, sản lượng lúa từ Bắc Trung Bộ trở ra đạt 2.414.830 tấn (năm 1942 là 2.451.800 tấn). Sản xuất hoa màu và chăn nuôi được phát triển. Do đó, nhiều noi nhân dân đã tự túc được ăn, mặc và đảm bào đóng góp cho kháng chiến, phá tan âm mưu chiến tranh lúa gạo của địch.