Trang

Subscribe:

Hình thức đấu tranh của Tư sản Việt Nam

    Để nâng cao vị thể kinh tế trên thị trường và chống lại các thế lực tư bản nước ngoài, tư sản Việt Nam đã lập ra các đoàn, hội nhằm bào vệ quyền lợi của mình. Tư sản Việt Nam cũng kêu gọi người Việt Nam kinh doanh phát triển công thương, cổ động dùng hàng nội hóa nhằm khuyến khích kinh tế dân tộc phát triển. Năm 1918, ở Nam Kỳ xuất hiện công ty Nam Kỳ thương mại kỹ nghệ xã hội bao gồm các nhà tư sản lớn như Nguyễn Văn Của, Trương Văn Bền…

    Tư sản Việt Nam còn lập ra nhà ngân hàng Việt Nam “Hội tín dụng Việt Nam” để cho tư nhân vay vốn kinh doanh vào năm 1927. Họ còn dùng báo chí làm phương tiện tuyên truyền cho cách làm ăn và quan điểm chính trị của mình. Tiêu biểu là tở Thực Nghiệp dân báo (1920) của Nguyễn Hữu Thu, Bùi Huy Tín; tở Khai hóa (1921) của Bạch Thái Bưởi đã thưởng xuyên đề cập đến các vấn đề phát triển đầu tư, mở rộng xuất nhập cảnh, quan hệ hàng nội hóa và ngoại hóa… Họ thành lập phòng thương mại của người Việt Nam và tham gia đấu tranh chổng độc quyền của tư bản Pháp.

Hình thức đấu tranh của Tư sản Việt Nam

    Những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Tử Hạ, Trương Văn Bền v.v… khi bước vào thương trường nhở ý chí và sự cần cù, biết tận dụng cơ hội để làm giàu nên đã thành đạt, lập nên sự nghiệp lớn. Lòng yêu nước của họ thể hiện ở khát vọng muốn khuếch trương công nghệ dân tộc và cổ vũ người Việt Nam làm giàu.

THỜI KỲ CHIẾN TRANH THÉ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

Chính sách “Kinh tế chỉ huy” của Nhật – Pháp

    Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, ở Việt Nam, tháng 9- 1940, Nhật tấn công Pháp bất ngở, Pháp không chống cự mà nhượng bộ Nhật. Tháng 7-1941, Nhật đã chiếm đóng toàn cõi Đông Dương. Từ đó, nền kinh tế nước ta phụ thuộc cả vào thực dân Pháp và đế quốc Nhật.

    Trong thởi gian này, Pháp vẫn giữ nguyên toàn bộ hệ thống cai trị và các chính sách kinh tế như trước đây, vẫn hệ thống tiền tệ, thuế khóa, kinh doanh độc quyền muối, rượu, thuốc phiện… nhưng mặt khác, Pháp bị Nhật thúc ép phải thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy” và biến nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế chiến tranh. Nội dung của chính sách “Kinh tế chỉhuy” là kiểm soát sản xuất, kiểm soát xuất nhập cảng, kiểm soát việc phân phối hàng hóa và kiểm soát giá cả. Thực chất của chính sách “Kinh tế chỉ huy” là tăng cưởng độc quyền về kinh tế để thu được lợi nhuận tối đa và để tổng động viên nguồn lực, vật lực phục vụ chiến tranh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời kỳ pháp thuộc