Trang

Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

Hoàn thành chương trình cải cách ruộng đất

Hoàn thành cài cách ruộng đất và bước đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

     Sau khi mới giải phóng, tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về việc tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất ở những nơi chưa làm, chủ yếu là vùng mới giải phóng.

     Cải cách ruộng đất ở giai đoạn này được tiến hành trong 3 đợt: đợt 3 (tháng 2 đến 6-1955); đợt 4 (tháng 6 đến 12-1955) và đợt 5 (tháng 12-1955 đến tháng 7-1956). Qua 5 đợt cải cách mộng đất (kể cả 2 đợt tiến hành trong kháng chiến) cho tới tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đã tiến hành ả 3.653 xã, 22 tinh, phần lớn ở vùng đồng bằng và trung du. Kết quả là đã chia 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 15 vạn nhà cửa, 2 triệu nông cụ cho khoảng 2,1 triệu họ nông dân với 9,5 triệu người (trong tổng dân số miền Bắc năm 1955 là hơn 13,5 triệu người). Nhờ đó đã làm thay đồi hẳn quan hệ ruộng đất trong nông thôn miền Bắc.

Hoàn thành chương trình cải cách ruộng đất

     Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Mơ ước của người nông dân là “người cày có ruộng” đã được thực hiện triệt để, giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ và xóa bỏ hoàn toàn. Các gia đình nông dân được chia ruộng đất, phấn khởi làm ăn nên năng suất, sản lượng lương thực trong giai đoạn này đã tăng lên rõ rệt.

     Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng. Hội nghị Trung ương 10 tháng 9 -1956) đã nêu: “Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu, nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn một cách máy móc và không chịu điều tra, nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta… Trong lúc thi hành một mực chống hữu khuynh, trong khi Kiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng… Hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chỉnh quyền”. Cũng trong Hội nghị này, Đảng ta đã đề ra chủ trương sửa sai. Vì vậy, chỉ sau mấy tháng, tình hình xã hội đã ổn định, thắng lợi của cải cách ruộng đất đã được phát huy.

     Trong công thương nghiệp, Nhà nước chủ trương sử dụng, hạn chế và bước đầu cải tạo đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được sử dụng như gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý. Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng các chính sách thuế, giá cả để hướng việc kinh doanh của họ phục vụ cho quốc kế dân sinh. Như vậy, thành phần kinh tế tư bản nhà nước đã được áp dụng trong giai đoạn khôi phục kinh tế. Kinh tế tư bản nhà nước mới bắt đầu ở hình thức thấp. Đây là một chủ trương đúng và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và đã huy động nguồn lực đa dạng trong dân cư để khôi phục nhanh chóng nền kinh tế.


Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng và Nhà nước

     Trước khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 8-1954 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc trong giai đoạn này là hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo cơ sở kinh tế chính trị vững chắc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó cải cách ruộng đất là công tác trung tâm, khôi kinh tế là công tác trọng yếu. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3-1955) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 8-1955), những mục tiêu chính của khôi phục kinh tế đã được cụ thể hơn:

- Khôi phục mức sản xuất ngang mức trước chiến tranh năm (1939),  đặc biệt chú ý khôi phục nông nghiệp, vì sau một thờigian dài bị chiếntranh tàn phá, nông nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với đờisống nhân dân, đối với chính sự phục hồi các lĩnh vực kinh tế khác.

Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng và Nhà nước

- Khôi phục hệ thống giao thông vận tải là huyết mạnh của nền kinh tế

- Khôi phục sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.

- Với công nghiệp,chủ yếu khôi phục những xí nghiệp của Pháp còn để lại, xây dựng mới trong chừng mực cho phép.

- Thương nghiệp phải phục hồi để đảm bảo lưu thông hàng hóa; ôn định tiền tệ và tài chính, thăng bằng thu chi, bình ổn vật giá.

- Duy trì và tôn trọng những hình thức kinh tế nhiều thành phần, chú trọng kinh tế quốc doanh nhưng không loại trừ các thành phần kinh tế khác.

     Hội nghị Tnmg ương 8 cũng đã chủ trương: “Điều tra, nghiên cứu tình hình kinh tế nước nhà, nắm vững số liệu, chuẩn bị để sang năm 1957 phát triển kinh tế có kế hoạch”. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều thành phần, kinh tế cá thể và tư nhân còn chiếm phần lớn thì kế hoạch trong giai đoạn này chỉ có tính chất hướng dẫn và nhằm động viên nhân dân thực hiện những mục tiêu chủ yếu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

     Quá trình khôi phục kinh tế cần thực hiện về cả 3 mặt: khôi phục các cơ sở sản xuất, khôi phục mức sản xuất ngang trước chiến tranh (năm 1939) và làm biến đổi tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan hang dong duong

Khái quát kinh tế Miền Bắc Việt Nam thời kì 1955 – 1975

     Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954 hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, còn miền Nam vẫn tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ – ngụy. Từ đó hai miền có chế độ chính trị, kinh tế – xã hội hoàn toàn khác nhau. Miền Bắc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Mỹ.

Kinh tế miền Bắc

     Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc đã bước vào thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta có những đặc điểm sau đây:

Khái quát kinh tế Miền Bắc Việt Nam thời kì 1955 – 1975

- Nền kinh tế miền Bắc là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản đề lại hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp nhỏ bé, mới phôi thai. Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh.

- Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã trởthành một hệ thống thế giới. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã được sự hỗ trợ về vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt từ Liên Xô.     

- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc vàchuẩn bị gây chiến tranh xâm lược.

     Những đặc điểm trên đây sẽ có ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng kinh tế của miền Bắc suốt thời kỳ 1955-1975.Xuất phát từ tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã chù trương: “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó, miền Bắc tập trung sức thực hiện hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản là cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế ở giai đoạn đầu.

     Trải qua 15 năm chiến tranh, trong đó có 9 năm kháng chiến chống Pháp, nền kinh tế miền Bắc bị tàn phá nặng nề. Trong nông nghiệp, hơn 14 vạn ha ruộng đất bị bỏ hoang, trâu bò bị bắn giết mấy vạn con, hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho 32 vạn ha bị phá hỏng, không đảm bảo có nước tưới để cày cấy. Trong công nghiệp, nhiều cơ sở khi tiếp quản đang ở tình trạng ngừng hoạt động do máy móc bị tháo dỡ và nhân viên kỹ thuật di chuyển vào miền Nam. Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 1,5% tổng sản lượng công nông nghiệp năm 1954, về giao thông vận tảỉ, hơn 1.061 km trong tồng số 1.152 km đường sát bị phá hoại, 10.700 km đường bộ và 30.000 m cầu bị hư hỏng, nạn đói đe dọa khắp nơi…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân hàng đông dương

Vấn đề tài chính của vùng tạm chiếm

     Sản xuất công nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng làm cho chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp thực hiện trọng vùng tạm chiếm bị phá sản, tài chính bị thâm hụt nặng nề, phần lớn số thu của ngân sách không phải dựa vào nền kinh tế trong vùng mà dựa vào nguồn thu từ thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hoặc những khoản trợ cấp và trích từ quỹ dự trữ. Nhưng vẫn không đủ chi, chính quyền thuộc địa phải dựa vào viện trợ của Mỹ.

     Viện trợ của Mỹ cho chiến tranh Đông Dương chính thức thực hiện từ ngày 16-2-1950, đến hết năm 1950 số viện trợ Mỹ đã là 31 triệu USD Mỹ, tương đương với 10,8 tỷ Fr; năm 1952 đã tăng lên đến 568 tỷ Fr chiếm 50% tổng chi phí cho chiến tranh; năm 1954 là 475 tỷ Fr, chiếm 80% tổng chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

Vấn đề tài chính của vùng tạm chiếm

     Mặt khác, do ngân sách chiến tranh tăng nhanh, chính quyền thuộc địa vẫn phải tăng phát hành tiền. Năm 1954 lượng tiền phát hành tăng hơn 4 lần so với năm 1945. Lạm phát tăng làm cho giá cả tăng vọt, nếu lấy tháng 3- 1946 là 100 thì đến năm 1954 giá cả tăng 732%. Đời sống của nhân dân vùng tạm chiếm, nhất là nhân dân ở các thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

     Nhìn chung kinh tế vùng bị tạm chiếm trong kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn là nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Các ngành sản xuất ngày càng giảm sút, ngoại thương nhập siêu ngày càng lớn, tài chính kiệt quệ, lạm phát và giá cả tăng vọt. Nền kinh tế vùng tạm chiếm ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc

Tình hình thương nghiệp vùng tạm chiếm

      Về ngoại thương, do sản xuất ở vùng tạm chiếm giảm sút nên xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, khoáng sản… đều giảm mạnh, riêng xuất khẩu cao su tăng lên do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Các kho dự trữ đều được vét sạch để xuất khẩu và sản lượng cao su táng do chính sách khai thác cạn kiệt của các chủ đồn điền Pháp trước khi rút chạy khỏi Việt Nam.

     Trái ngược với xu hướng giảm sút của xuất khẩu, nhập khẩu trong thời kỳ này tăng mạnh. Giá trị hàng nhập khẩu năm 1946 là 310 triệu đồng Đông Dương, đến năm 1948 đã tăng lên đến 2.360 triệu và năm 1950 đã là 4.329 triệu đồng Đông Dương. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, chỉ tính riêng các mặt hàng như tơ, vải, sợi, đồ hộp, thuốc lá, xe hơi, xăng dầu v.v… chiếm 50,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tình hình thương nghiệp vùng tạm chiếm

     Cán cân ngoại thương từ năm 1947 bắt đầu chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu và nhập siêu ngày càng tăng lên. Năm 1947, nhập siêu là 501 triệu, năm 1950 là 2.698 triệu, năm 1952 tăng lên đến 6.850 triệu đồng Đông Dương. Xuất khẩu không bù đáp được nhập khẩu, phần thâm hụt được viện trợ Mỹ bù đắp. Giai đoạn 1946-1950, hàng viện trợ Mỹ bình quân hàng năm là 2.948,5 triệu đồng Đông Dương; Giai đoạn 1951-1954 tăng lên so với thời kỳ trước (1946-1950). Theo con đường viện trợ, hàng của Mỹ  bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong quan hệ thương mại, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ cũng không còn phải chịu những điều kiện ràng thuộc như thời kỳ trước chiến tranh.

     Vềnội thương, trong những năm 1947-1948 ở các thành phố Pháp tạm chiếm rất tiêu điều, nhưng từ năm 1950 về sau bắt đầu phục hồi do những người tản cư trở về và hảng nhập khẩu tràn vào. Ở Hà Nội, Sài Gòn xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng nhập khẩu. Số thương nhân cũng tăng lên. Từ hai thành phố này, hàng hóa nhập khẩu được các thượng nhân chuyên chở đi các vùng khác, kể cả vào vùng tự do. Một số hoạt động dịch vụ như tiệm nhảy, sòng bạc, kinh doanh nhà đất, cầm cố và tín dụng… rất phát triển trong thời kỳ chiến tranh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời kỳ pháp thuộc