Trang

Subscribe:

Pháp áp dụng phương thức pháp canh địa tô

    Điều đáng chú ý là, chỉ trong một số ít đồn điền trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê trên quy mô lớn thì Pháp kinh doanh theo kiểu tập trung. Còn phần lớn đồn điền của người Pháp đã áp dụng phương thức phát canh thu địa tô theo kiểu địa chủ phong kiến Việt Nam vì nó tiết kiệm tối đa những chi phí chung và nhất là những chi phí về quản lý của người thực dân châu Âu, mà ở thuộc địa thì loại chi phí này thường lớn hơn rất nhiều lần ở chính quốc. Như vậy, vì lợi ích của mình, tư bản Pháp đã sử dụng phương thức sản xuất kinh doanh theo kiểu địa chủ phong kiến.

Pháp áp dụng phương thức pháp canh địa tô

    Nông dân Việt Nam hầu hết không có đủ hoặc hoàn toàn không có ruộng đất, họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chù và nộp địa tô tới hơn 50% hoa lợi cho chủ đất. Ngoài ra, nông dân còn phải chịu nhiều ràng buộc khác nên có khi phần phải nộp cho chủ đất lên đến 70%, phần còn lại người tá điền chỉ đủ nuôi sống gia đình ở mức nghèo khả và tất nhiên là không thể có tích lũy. Trong điều kiện đó, người nông dân tá điền không có điều kiện đề cải tiến công cụ sản xuất. Trong khi đó, chính phủ thuộc địa cũng chưa bao giờ đặt vấn đề kỹ nghệ hóa nông nghiệp ở Việt Nam nên kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp hầu như không thay đổi. Năng suất lúa vẫn rất thấp, năm cao nhất mới đạt 12 tạ/ha, khi đó ở Thái Lan là 18 tạ/ha và ở Nhật Bản là 34 tạ/ha.

    Việc chiếm đất lập đồn điền trồng lúa cùa người Pháp tuy không làm thay đổi quan hệ sản xuất, nhưng vì lợi ích của mình, các nhà thực dân cũng đã thúc đẩy chính phủ thuộc địa đầu tư vào xây dựng một số công trình thủy lợi. Từ năm 1886 đến năm 1938 khối lượng đào, nạo vét các công trình thủy lợi là 250 triệu m3. Từ đó đã làm tăng diện tích trồng lúa nhất là ở Nam Kỳ từ 740.000 ha nămÌ870-1880 lên 1.180.000 ha năm 1913 và 2.260.000 ha năm 1931. Do vậy, sản lượng lúa gạo ở Nam Kỳ tăng tương ứng từ 1,5 triệu tấn năm 1900 lên 2,7 triệu tấn năm 1931 và 3,05 triệu tấn năm 1937. Sản lượng thóc lúa ở Việt Nam năm 1913 đạt 3,818 triệu tấn, năm 1937 đạt 5,574 triệu tấn. Nam Kỳ cũng là nơi đóng góp phần lớn lúa gạo cho xuất khẩu.