Trang

Subscribe:

Phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến

    Công nghiệp dệt là ngành công nghiệp nhẹ lớn nhất của Pháp tại Việt Nam. Năm 1890, xuất hiện nhà máy dệt đầu tiên của Pháp ở miền Nam thuê 170 công nhân. Đến năm 1900 một nhà máy dệt lớn được xây đựng ở Nam Định có tên là “Công ty bồng vải Bắc Kỳ”. Công ty này về sau thôn tính các nhà máy khác và trở thành công ty lớn nhất. Nó lập ra một liên hợp công nghiệp dệt ở Nam Định với ba nhà máy kéo sợi bông, ba nhà máy dệt bỗng một xưởg làm chăn.

    Công suất năm 1940 đạt 13.425 tấn sản phẩm các loại gồm bông hút nước, sợi, vải và khoảng một triệu chán bông. Chăn bông Nam Định rất nổi tiếng lúc đó. Công ty này sử đụng thưởng xuyên hơn 13.800 công nhân. Ngoài ra, nó còn bán sợi cho khoảng 120 nghìn thợ dệt thủ công ở Bắc Kỳ. Do chính phủ thuộc địa đánh thuế nặng vào sợi nhập của nước ngoài, nên công ty nấy thu được món lợi nhuận khổng lồ. Năm 1939, nó đứng thứ 3 trong số 269 công ty vô danh được kiểm kê, lợi nhuận đạt tới 52 triệu phrăng.

Phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến

    Công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm xay xát gạo, rượu, bia và đưởng. Công nghiệp xay xát gạo là ngành được xây dựng sớm nhất. Năm 1870, nhà máy xay xát gạo đầu tiên được xây dựng ở Chợ Lớn. Sau đỏ nhiều nhà máy xay đã được xây dựng, đến năm 1885 ở Nam Bộ đãcó 200 nhà máy xay, nhưng chủ yếu tập trung ở Sài Gòn – Chợ Lớn noi được coi là vựa thóc, cung cấp chủ yếu thóc gạo để xuất khẩu. Năm 1929 các nhà máy xay xát ở Nam Kỳ thuộc Công ty xay xát Viễn Đông, có thể xay xát mồi ngày 7.500 tấn thóc. Một số nhà máy xay cũng được xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng để cung cấp gạo cho xuất khẩu và cho các nhà máy rượu ở phía Bắc. Các nhà máy xay thưởng đi kèm với các nhà máy dệt bao đay, sửa chữa máy móc xe cộ, thuyền bè để vận chuyển lúa gạo.

    Đi kèm theo công nghiệp xay xát là công nghiệp nấu rượu. Năm 1901. Công ty cất rượu Đông Dưorng được thành lập ở Hà Nội. Chỉnh phủ thuộc địa Pháp cấm dân ta nấu rượu và giao độc quyền cho các công ty rượu của Pháp. Công ty cất rượu Đông Dương có 4 nhà máy mỗi tháng có thể chế biến 3.000 tấn thóc để nấu rượu. Công ty này còn có 10 nhà máy khác ở Nam Kỳ. Sản lượng rượu năm 1913 là 156.000 hectôlit, đến năm 1939 tầng lên đến 303.947 hectolit.