Trang

Subscribe:

Sự phát triển của các tuyến đường bộ, đường sắt và cầu cống

-  Đường bộ với mục đích phục vụ cho phương tiện cơ giới được Pháp xây dựng muộn hơn, bắt đầu từ năm 1912. Con đường được xây dựng đầu tiên là từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Yên Thế (Bắc Giang) phục vụ cho mục đích bình định của Pháp. Cho đến năm 1940, chiều dài đường ôtô là 21.026 km, trong đó có 4.573 km rải nhựa, 13.896 km rải đá, còn tại là đường đất thì ôtô chỉ có thề đi được vào mùa khô.

    Trên các tuyến đường sắt, đưởng bộ, nhiều cầu cống cũng đã được xây dựng, cầu lớn nhất – cầu Long Biên (khi mới xây dựng gọi là cầu Dume – tên của Toàn quyền Đông Dương lúc đó) được xây dựng từ năm 1898 hoàn thành năm 1901. cầu Long Biên được coi là cầu lớn nhất và hiện đại nhất Dông Nam Á khi đó.

Sự phát triển của các tuyến đường bộ, đường sắt và cầu cống

    Cùng với sự hình thành hệ thống đường sá, số lượng ôtô đưa vào Việt Nam cũng tăng lên. Những chiếc ôtô đầu tiên chạy ở Sài Gòn vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đến năm 1930, tổng số ôtô ở Việt Nam là 12.870 chiếc. Năm 1940 đã lên tới 17.000 chiếc, trong đó chù yếu là xe du lịch: 13.900 cái, chủ yếu phục vụ cho việc đi lại cá nhân của người Pháp và những người Việt Nam giàu có. Việc vận tài hành khách và hàng hóa bằngôtô còn nhiều hạn chế do chi phí vận chuyển rất đắt so với thu nhập của dân cư. VI vậy, phương tiện chù yếu mà người dần Việt Nam sử dụng vẫn là các loại xe thô sơ.

-   Về hàng không, chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1910, đổ là chuyến bay từ Sài Gòn đi Gò Công của người Pháp và hai chuyến bay cùng năm đó ở Huế vá Đà Năng. Cho  đến năm 1928, máy bay sử dụng ở Việt Nam đều phục vụ cho quân đội. Từ năm 1928, Công ty Air Asie mới bắt đầu kinh doanh vận tải thư từ và hành khách từ Pháp sang. Từ năm 1931, hãng này mở rộng kinh doanh trên địa phận Đông Dương, chủ yếu là các tuyến Hà Nội – Sài Gòn – Nông Pênh – Viên Chăn. Đến năm 1938 đã có đường hàng không đi trọng địa phận Đông Dương, Hà Nội đi Pháp và Hà Nội đi Hồng Kông. Sân bay đầu tiên được xây dựng vào năm 1914 là Sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó là Sân bay Gia Lâm và một số sân bay ở các tỉnh khác như: Vinh, Hải Phòng, Huế, Đà Năng, Nha Trang, cần Thơ, Sơn La, Điện Biên… Tổng số sân bay được xây dựng thởi Pháp lên tới 42 cái, trong đó chủ yếu là sân bay quân sự.