Trang

Subscribe:

Chính phủ mới cải cách về công nghiệp

Về công nghiệp:

    Công nhân các nhà máy đã phải đấu tranh, bãi công, bắt buộc chủ phải hợp tác, họ đã phải nhượng bộ. Nhiều xí nghiệp đóng cửa nay đã được khôi phục như mỏ than Làng cầm, Phấn Mễ, Quyết Thắng (Ninh Bình) mỏ thiếc Tĩnh Túc, nhà máy cơ khí ở Trường Thi, nhà máy giấy Đáp Cầu.

    Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển. Ngày 13-10-1945 Hồ Chủ Tịch gửi thư cho giới công thương Việt Nam, trong đó có ghi: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công – Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công – Thương trong công cuộc kiến thiết này”.

Chính phủ mới cải cách về công nghiệp

    Nhà nước ban hành dự thảo luật lao động, bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người công nhân như tiền lương, điều kiện làm việc, tiền trợ cấp khi thôi việc, quyền hưởng những quyền lợi ngang nhau giữa nam và nữ công nhân, quyền tự do lập nghiệp đoàn, tự do bãi công v.v…

    Chính phủ đã áp dụng những biện pháp thủ tiêu đặc quyền của thực dân Pháp ngày 30-10-1945, đóng cửa Sở Khoáng chất của Pháp ở Trung Bộ, ngày 30-5-1945  xóa bỏ đặc quyền khai thác của Pháp, lập ra các khu mỏ của Nhà nước ở Thái Nguyên, Nông Sơn (Quảng Ngãi), Khe Bố (Nghệ An).

    Nhiều nhà công thương Việt Nam đã tổ chức huy động vốn, thành lập công ty cổ phần để kinh doanh, ví dụ như: Việt Thương Công ty, có vốn 30 triệu đồng Đông Dương, có trụ sở ở Thuận Hóa, Trung bộ, mỗi cổ phần là 200 đồng Đông Dương, chuyên kinh doanh hàng nông sản xuất nhập khẩu. Việt Nam Công Thương ngân hàng có trụ sở ở 50 Tràng Tiền Hà Nội, có số vốn là 30 triệu đồng Đông Dương với 50.000 cồ phần, thởi hạn hoạt động là 30 năm. Hương Việt Công ty đặt trụ sở ở 24-26 Trần Nhật Duật Hà Nội, huy động vốn 500.000 đồng Đông Dương để làm tất cả các công cuộc đấu thầu, xây dựng, kiến thiết kỹ nghệ điện lực, cơ khí, hóachất, khai thác các nguồn lợi thiên nhiên như hầm mò, rừng biển, xuất nhập khâu hàng hóa. Công ty Việt Bắc ở số 7 phố Yết Kiêu Hà Nội là công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn là 300.000 đồng Đông Dương, chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa, nhất là chở than và các hàng hóa xuất nhập khẩu, sắc lệnh số 91, ngày 30-5-1946 của Chủ tịch nước, cho phép ông Đỗ Long Giang – chủ mỏ tư nhân được hưởng đặc quyền tìm và khai thác than đá trên diện tích 900 ha ở khu vực Hòn Gai, trong thởi gian 30 năm.

    Các công ty trên đây đã bắt đầu đi vào hoạt động. Điều đó có thể thấy rằng, chù trương khuyến khích phát triển công thương nghiệp của chính quyền cách mạng đãđược giới Công – Thương hưởng ứng. Họ có niềm tin vào chế độ mới, mạnh dạn đầu tư, có ý tưởng làm ăn lâu dài, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập và thịnh vượng. Nhưng cuộc tải xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho công cuộc kinh doanh phải ngừng lại.