Trang

Subscribe:

Sản xuất giảm sút và hưởng vào phục vụ chiến tranh

Tình hình kinh tế

Sản xuất giảm sút và hưởng vào phục vụ chiến tranh

- Về  nông nghiệp: trong thởi kỳ này tư bản Pháp đầu tư vào nông nghiệp nhiều hơncác ngành kinh tế khác, nhất là vào việc phát triển các đồn điền cây công nghiệp. Năm 1944, vốn đầu tư vào các đồn điền là 151,8 triệu phrăng, trong khi đó vốn bỏ thêm vào các ngành công thương nghiệp là 140,8 triệu phrăng.

    Điều đó là do nhu cầu các sản phẩm này tăng lên trong chiến tranh, có thể đem lại lợi nhuận lớn cho tư bản Pháp. Do tác động của chính sách của Nhật thúc ép nhân dân nhổ lúa trồng đay, nên diện tích trồng một sổ cây công nghiệp tăng lên rõ rệt, trong khi đó diện tích và sản lượng cây lương thực bị giảm xuống.

Sản xuất giảm sút và hưởng vào phục vụ chiến tranh

    Trong vòng 4 năm, diện tích trồng đay tăng lên gần 19 lần, để có thể cung cấp số lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu của Nhật, như họ nói: “Bao tải đay ở Đông Dương trước đây do Ấn Độ cung cấp. Nhưng hiện nay không nhập khẩu được của Ấn Độ nữa, nên việc phát triển ngành sản xuất đay ở đây là một vấn đề cấp thiết. Bao đay được dùng để chuyên chở vật tư trong khối thịnh vượng Trung – Đông Á. Nước ta đang cần nhiều vật tư ở nước này phải đạt 3 vạn tấn đay. Đông Dương hiện nay đang có sản lượng 500 tấn. Chúng ta cần đưa lên 3 vạn tấn trong kế hoạch 5 năm”. Do đó, sản phẩm các cây công nghiệp tăng lên, trong khi đó sản lượng lúa bị giảm sút mạnh.

- Về công nghiệp: Pháp phải nhượng cho Nhật khai thác một số mỏ để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển công nghiệp chiến tranh của Nhật như than, thiếc, kẽm, vônphram… Tuy nhiên, đa số các mỏ khoáng sản cũng như các xí nghiệp cồng nghiệp trước đây vẫn do tư bản Pháp kinh doanh, nhưng họ buộc phải cung cấp các nguyên liệu theo yêu cầu của Nhật.

    Bên cạnh đó, Pháp đã tăng cưởng công nghiệp quốc phòng, lập các nhà máy chế tạo vũ khí và chế tạo một số hóa chất như thuốc nổ, cácbua canxi, clorat pôtát, axit axêtíc…

    Vì đang có chiến tranh, hàng hóa công nghiệp bị thiếu nên Pháp đà đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chế biến: công nghiệp rượu cồn chế dầu, chế biển cao su…

    Bên cạnh một số ngành phục vụ cho chiến tranh có sự phát triển, đa sổ các ngành bị giảm sút nhiều vì bị tàn phá, bị ứ đọng sản phẩm, vì thiếu nguyên liệu phải đóng cửa. Trong đó ngành dệt bị giảm sút mạnh nhất. Công ty bông sợi Bắc Kỳ phải giảm hoạt động của các nhà máy sợi xuống còn 1/4 mức bình thưởng và hoạt động của các nhà máy dệt xuống còn 1/3.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc