Trang

Subscribe:

Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm và những khuyết điểm

     Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra kế hoạch sản xuất và tiết kiệm. Từ đó cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến,kế hoạch đó được coilà công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm có liên quan chặt chẽ với ba công tác lớn ở trên. Trong Nghị quyết Trung ương lần thứ ba (khóa II) vào tháng 4-1952 đã nêu: “Công tác kinh tế tài chính, cùng công tác sản xuất và tiết kiệm quan hệ khăng khít với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau cho nên phải ăn khớp với nhau”.     Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm lần đầu tiên được phổ biến trong toàn quốc, thể hiện tư tưởng cơ bản là phát triển sản xuất trên mọi lĩnh vực, đi đôi với tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm đất đai, nhân lực, chống lãng phí. Kế hoạch xây dựng chưa được cụ thể hóa, mới mang tính chất phương hướng nhưng đã có sự dân chủ từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên một số địa phương đã áp dụng kế hoạch hóa một cách cứng nhắc, đặt ra chi tiêu cụ thể: sản xuất lúa phải tăng 10% so với mức thu hoạch bình thường; tập trung sản xuất vào ba loại cây: bông, lạc, đỗ; đặc biệt chú trọng sản xuất bông; trâu bò tăng từ 10-15%, mỗi nhà cấy 1 ha, phải nuôi một con lợn, 10 con gà…. Một số nơi còn quy định kế hoạch sản xuất gỗ, than, củi….Trong điều kiện kháng chiến, kế hoạch hóa như vậy là không thích hợp và không thực hiện được.

Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm và những khuyết điểm

- Về công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ năm 1951 trở đi đều có chuyển biến lớn. Đối với công nghiệp quốc doanh dân dụng phục vụ cho kháng chiến từ năm 1951-1954 được như; khai thác than, khai thác khoáng sản, ngành cơ khí, hóa chất, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng (giấy, xà phòng, diêm, thuốc lá).

     Công nghiệp quốc phòng được phát triển mạnh do nhu cầu của cuộc kháng chiến. Các công binh xưởng vừa sản xuất vũ khí cơ bản vừa sản xuất vũ khí tối tân như: súng cối, súng không giật (SKZ). Phong trào phát minh sáng chế được đẩy mạnh, trong tám năm kháng chiến (1947-1954) ngành quân giới đã có 45.456 sáng kiến, đã tiết kiệm được 2.954 triệu đồng. Cả xưởng quân dược đã sản xuất được một số loại thuốc uống, thuốc tiêm phục vụ cho bộ đội và nhân dân. Nhìn chung, công nghiệp quốc phòng năm 1953 từ Liên khu IV trở ra đã tăng 35 lần so với năm 1946.

     Bên cạnh các cơ sở kinh tế quốc doanh, hàng nghìn các cơ sở sản xuất tiếu thủ công nghiệp tư nhân như: dệt, giấy, ấn loát, xà phòng, gốm, chiếu, đan lát… được khuyến khích phát triển, nhà nước giúp nguyên liệu, thu mua sản phẩm và cho vay vốn, góp phần cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho kháng chiến và đờisống của nhân dân vùng tự do.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: viet nam thoi phap thuoc