Trang

Subscribe:

Tính hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam thời Pháp thuộc

    Bên cạnh các công ty thương mại Pháp còn có các cửa hàng buôn bán của người Hoa. Họ cũng giữ một vai trò đáng kể trong hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán ở nội địa. Ở các thành phổ Ị chi đều có các khu phố của người Hoa. Họ kinh doanh nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước trong khuvực Đông và Đông Nam châu Ả.Nếu nhận xét quy mô kinh doanh thương mại theo các loại chịu thuế, thì năm 1938, ở Bác Bộ và Nam Bộ cố 124 họ kinh doanh lớn nhất thi 118 hộ là thuộc người châu Âu, mà chủ yếulà Pháp, và 6 hộ là người nước ngoài khác.

    Trong thời kỳ này cũng đã có nhiều tư sản Việt Nam bỏ vốn kinh doanh thương nghiệp – cả nội và ngoại thương. Nhưng do thế lực yếu về kinh tế, tư sàn Việt Nam không thể cạnh tranh được với tư bàn Pháp hoặc người Hoa trên thị trường. Do đó, nhiều nhà tư sản Việt Nam đã tìm hướng kinh doanh khác như chuyển sang làm thầu khoán, cho vay lấy lãi hoặc chuyển tiền về mua ruộng đất đề phát canh thu tô.

Tính hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam thời Pháp thuộc

Tài chinh, tiền tệ

- Tài chỉnh: Nền tài chính ở Việt Nam thởi Pháp chủ yếu dựa trên chế độ thuế rất nặng nề. Ngân sách nhà nước thuộc địa được chia thành ngân sách Liên bang Đông Dương và ngân sách địa phương. Ngân sách liên bang dựa vào các khoản thuế gián thu và gánh các chi phí chung. Ngân sách địa phương, gồm các xứ và các tỉnh, dựa vào các khoản thuế trực thu và gánh những chi phí ở từng địa phương. Năm 1930, thu ngân sách của chỉnh phủ thuộc địa là 97,7 triệu đồng Đông Dương, năm 1939 tăng lên đến 115,3 triệu đồng, trong đó thuế chiếm từ 74% đến 82,1 %.

    Thuế trực thu: Chủ yếu là thuế thân và thuế điền. Thuế thân đánh vào mọi người Việt Nam là nam giới từ 18 đến 60 tuổi. Thởi kỳ đầu thuế đánh một mức đồng loạt là 2,5 đồng/người. Đốn tháng 2-1938, thuế thân chia ra làm 3 hạng từ 1 đến. 2,5 đồng. Nếu tính ra thóc thì mỗi xuất đinh phải nộp một khoản cho sự tồn tại của mình tương đương với từ 40 kg đến 100 kg thóc. Thuế điền đánh vào sở hữu ruộng đất có chia theo hạng ruộng đất khác nhau, vì vậy khi cần tăng thuế họ chỉ cần định lại hạng đất là được. Ngoài ra việc quy định nhất loạt thước đo diện tích đều góp phần táng nguồn thu cho ngân sách. Hai loại thuế trực thu này chiếm tới 50% thu ngân sách của các xứ.

    Thuê giản thu nộp vào ngân sách chung của Đông Dương, gồm các loại chủ yêu như: thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, đây là ba thứ “công đoạn”. Để đảm bảo nguồn thu ngân sách Đông Dương, Nhà nước đã nắm độc quyền tiêu thụ và định giá 3 loại hàng trên. Ba loại thuế trên được gọi là “ba con bò kéo cày” của ngân sách Đông Dương vì nó đảm bảo trung bình tới 60% thu ngân sách Đông Dương. Loại thuế gián thu giữ vị trí quan trọng tiếp theo là thuế quan (còn gọi là thuế đoan). Thuế này đánh vào hàng nhập khẩu không phải từ Pháp và hàng xuất khẩu ngoài đế quốc Pháp. Thuế quan thưởng chiếm khoảng 25% tổng thu của ngân sách Đông Dương.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: viet nam thoi phap thuoc