Trang

Subscribe:

Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp của người Việt Nam

- Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp của người Việt Nam

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất hoạt động kinh doanh của tư sản Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng được mở rộng và có quy mô lớn hơn trước.

    Đáng kể nhất là các ngành dệt nhuộm, xay xát lúa, sản xuất đồ gốm, gạch, sửa chữa cơ khí, in ấn, sản xuất sơn, xà phòng… Một số cơ sở đã có khả năng thu hút vài trăm công nhân. Nhà máy xayxát gạo của Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Chiêu Thông ở Nam Kỳ, sảnlượng mỗi hãng đạt 100 tấn/ngày. Nhà máy ép dầu thực vật, lớn nhất là của Trương Văn Bền ở Nam Kỳ thuê hơn 100 công nhân. Dệt vải của Công ty Đồng Lợi ở Thái Bình sử dụng 100 công nhân và 20 máy dệt; hãng dệt lụa của Lê Phát Vĩnh ở Sài Gòn, Đà Lạt. Hãng sơn của Nguyễn Sơn Hà ở Hải Phòng và một số hãng sơn khác đã có uy tín trên thị trường. Công ty gốm sứ của Nguyễn Văn Tân ở Hải Dương có tới 200 cổ phần với 200 nghìn đồng vốn. Công ty vận tải và khai thác mỏ của Bạch Thái Bưởi cũng khá nổi tiếng ở thời kỳ đó.

Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp của người Việt Nam

    Tuy nhiên, tư sản dân tộc kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp còn nhỏ bé. Cho đến đầu những năm 1940, tổng số vốn của các doanh nghiệp ngưởi Việt Nam chỉ chiếm 1% trong tổng sổ vốn và sử dụng 9% tổng số lao động làm thuê trong công nghiệp. Sản xuất của họ chủ yếu dựa trên kỹ thuật lạc hậu, phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa.

    Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam thởi kỳ Pháp thuộc có thể chia thành hai nhóm với hai xu hướng khác nhau.

    Nhóm thứ nhất là các ngành bị công nghiệp Pháp chèn ép nên không phát triển được hoặc đi đến phá sản như nghề dệt vải, làm giấy, làm đường mật… thậm chí có nghềbị câm như nghề nấu rượu, Trong nhóm này, nhiều nghề thủ công có sức sóng dai dẳng chủ yếu là do biết tận dụng nguồn lao động “nông nhàn” và các nguyên liệu địa phương giá rẻ, sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá thấp hợp với sức mua của đại đa số dân nghèo.

    Nhóm thứ hai là một số nghề thủ công nghiệp sản xuất các mặt hàng không có sự cạnh tranh của công nghiệp Pháp, đồng thời do tính độc đáo của sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống Việt Nam đi liền với giá rẻ nên đã được Pháp khuyến khích và khai thác cho xuất khẩu để thu lợi nhuận. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc