Trang

Subscribe:

Thương nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ

    Sản xuất công nghiệp của các công ty tư bàn Pháp giảm sút trong thởi kỳ chiến tranh, trong điều kiện đó một số nghề thủ công nghiệp của người Việt Nạm lại được khôi phục. Theo tài liệu của Pháp thì số thợ thủ cồng đã tăng thêm hơn 150 nghìn người, giá trị sản lượng tăng từ 42,9 triệu năm 1941 lên 45,3 triệu đồng năm 1943.

- Về vận tải: Tình hình vận tài ô tô và xe lửa rất khó khăn vì thiếu nhiên liệu và các cầu bị phá huỷ. Giao thông vận tải giữa Việt Nam với Pháp và các nước ở châu Âu bị cắt đứt. Hàng công nghiệp lại càng khan hiếm hơn; hàng nông sản không xuất cảng đượcbị ứ đọng, làm cho kinh tế Việt Nam bị rối loạn, bế tắc.

Thương nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ

b. Thương nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ

    Trong thời gian này, để có lương thực phục vụ chiến tranh, Nhật đã ký hiệp định với chính quyền Pháp ở Đông dương yêu cầu cung cấp hàng triệu tấn gạo cho họ. Để thực hiện các hiệp định đó, từ đầu năm 1941 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa đã đề ra chủ trương mua thóc tạ và cưỡng bức nông dân bán theo giá quy định. Giá mua thóc tạ thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, chỉ bằng 8-9%; có khi chỉ bàng 2-3%. Ví dụ tháng 5-1943 ở Bấc Bộ, giá mua thóc tạ quy định là 14,5 đồng Đông Dương một tạ (gạo là 26 đồng/tạ), trong khi giá thị trường là 200 đồng/tạ gạo. Năm 1944, khi giá gạo tăng lên 700-800 đồng/tạ, thì giá thu mua là 25 đồng/tạ. Trong thởi gian 4 năm từ 1941 đến 1944, tổng số lúa gạo mà Pháp đã mua để cung cấp cho Nhật là 3,811 triệu tấn.

    Vì hàng hóa khan hiếm nên chính phủ thực dân đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc phân phối hàng hóa và giá cả: Đặt lệ “phát bông” và thẻ gia đình cho người dân các thành phố trong việc mua các hàng hỏa cần thiết như gạo, đường, vải và lập các cơ quan phân phối nguyên liệu như bông, đay, chất hóa học, đồ kim khí. Pháp còn lập ra Hội đồng hóa giá để định giá mua hoặc giá bán một số mặt hàng thiết yếu, nhất là ở các đô thị.

    Về ngoại thương, Pháp đã phải giành cho Nhật quyền tối huệ quốc trong buôn bán với Việt Nam. Từ tháng 12-1941, Nhật đã buôn bán nhiều hơn và trở thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam lúc đó. Nhật thực hiện kiểu buôn bán ăn cướp đại quy mô: mua nhiều gạo, lương thực và các loại nguyên, nhiên liệu và bán ở Việt Nam một số đồ sành sử, tơ nhân tạo.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân hàng đông dương