Trang

Subscribe:

Quá trình xuất nhập khẩu và nội thương Việt Nam thời Pháp thuộc

    Những số liệu về xuất nhập khẩu phản ánh khả năng xâm nhập của hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài, đồng thởi cũng nói lên mức độ vơ vét hàng để xuất khẩu kiếm lởi của các công ty tư bản Pháp. Điều đó thể hiện ở tình trạng trong khi tiêu dùng trong nước giảm, nhân dân vẫn thưởng xuyên bị đói, thì số lượng gạo xuất khẩu trung bình mỗi năm là hơn một triệu tấn trong suốt 50 năm dưới thởi thuộc Pháp (1890-1939).

    Lúa gạo luôn luôn chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu ở Đông Dương, phần còn lại chủ yêu là khoáng sản và nông lâm sản khác.

Quá trình xuất nhập khẩu và nội thương Việt Nam thời Pháp thuộc

    Trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì 80% là hàng công nghệ phẩm tiêu đùng như ô tô, vải, sữa, đồ hộp, bột mì, hoặc xăng đầu. Hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho đởi sống của người Pháp, và người nước ngoài khác, hoặc một bộ phận dân cư giàu có trong nước. Đồng thởi nó còn làm phá sản nhiều nghề truyền thống ở trong nước và làm cho kính tế Việt Nam thêm phụ thuộc vào Pháp. Những hàng nhập khẩu có tác động đến sự phát triển kinh tế kỹ thuật rất ít. Máy móc chiếm tỷ lệ rất nhỏ, năm ít nhất là năm 1915 chiếm 1,5%; năm cao nhất là năm 1931 chiếm 8,8% trong tổng giá trị nhập khẩu.

- Nội thương: Việc kinh doanh ở thị trường nội địa chủ yếu nằm trong tay người nước ngoàỉ, trong đó Pháp thực hiện chế độ độc quyền 3 loại sản phẩm quan trọng là muối, rượu và thuốc phiện.

    Về muối, từ năm 1897 Pháp quy định chế độ độc quyền, các cơ sở sản xuất muối của dân phải bán cho các công ty của Pháp, ai bán ra ngoài coi như phạm pháp. Sau đó các công ty Pháp bán ra với giá cao hơn gấp 10 lần. Với rượu, Pháp cấm nhân dân không được nấu rượu. Những người sản xuất rượu phải được phép của chính phủ và phải bán cho các ty rượu. Sau đó các ty rượu này bán trên thị trường với giá đắt hơn khoảng 5 lần. Việc tiêu thụ rượu được thực hiện theo phương thức ép buộc, phân bổ theo chỉ tiêu về các làng xã, mỗi xuất đinh phải tiêu thụ 5 lít/năm. Đối với thuốc phiện, Pháp không ngăn cấm tiêu dùng, nhung nắm độc quyền quản lý nguồn thuốc phiện. Việc tiêu thụ được Pháp giao cho một số thương nhân thầu lãnh qua một hệ thống các cấp. Giá bán thuốc phiện cao gấp từ 10 đến 20 lần giá mua của người miền núi. Việc độc quyền 3 loại sản phẩm trên đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân sách của chính phủ thuộc địa. Việc buôn bán các loại hàng hóa khác cũng chủ yếu đểu trong tay tư bản Pháp, điển hình là công ty Đơni, Đêcua Cabô, Bôi lãng Đơri. Các công ty này đã có mặt ở hầu hết khắp các nơi, tận hang cùng ngõ hẻm của Việt Nam để tung hàng ra bán với giá đắt, mua nông, lâm, thổ sản với giá rẻ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: việt nam thời pháp thuộc