Trang

Subscribe:

Chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam

    Năm 1858, Pháp đánh chiếm cảng Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn bất lực đã để cho nước ta đần bị rơi vào tay quân Pháp. Đến năm 1884 với Hiệp ước Patenôtre, Pháp đã xác lập được quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

    Từ năm 1887, Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương gồm Việt Nam và Cao Miên, đến năm 1899 sát nhập thêm Lào và Đông Dương được chia thành 5 xứ. Từ đó tên nước Việt Nam không còn trên bản đồ thế giới, mà bị chia thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Thực dân Pháp bắt đầu chương trình khai thác mang tính chất tước đoạt ở Việt Nam.

Chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam

THỜI KỲ TỪ KHI PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN CHIỂN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1858 – 1939)

Chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam

    Trong thời kỳ này thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, nắm các mạch máu kinh tế, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ và đầu tư cho vay nặng lãi. Để đạt được mục đích đó, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách trong khai thác và bóc lột ở nước ta.

- Trước hết là chính sách ruộng đất, ngay từ khi mới chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, Pháp đã ban hành nghị định ngày 30-3-1865, quy định Thống đốc Nam Kỳ có quyền cho và bán những ruộng đất của nông dân bỏ hoang hóa ở ngoại ô Sài Gòn do họ phải phiêu tán đi nơi khác trong chiến tranh. Khi đã đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam, thì chính phủ Pháp có toàn quyền cấp, nhượng hoặc bán các đất gọi là “vô chủ” cho người Pháp có nguyện vọng kinh doanh trong nông nghiệp. Chính sách ruộng đất mang tính chất cướp đoạt bằng bạo lực đã phá vỡ cơ sở của chế độ ruộng đất công đã tồn tại hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến Việt Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất của các địa chủ cả người Pháp và người Việt.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, chính sách của chính phủ thuộc địa là tạo điều kiện cho tư bản Pháp đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp của chính quốc. Phát triên ở thuộc địa những ngành công nghiệp sừ dụng nguồn lao động và nguyên liệu, đem lại lợi nhuận lớn nhưng không được cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc Pháp.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời pháp thuộc