Trang

Subscribe:

Pháp duy trì và cấu kết với tầng lớp phong kiến Việt Nam

    Thực dân Pháp đã duy trì và cấu kết với tầng lớp phong kiến để kinh doanh và bóc lột. Sự kết hợp lối cướp bóc đế quốc với hình thức bóc lột phong kiến đối với người lao độnga là một đặc điểm của phương pháp bóc lột thuộc địa, đảm bảo lợi nhuận lũng đoạn cho tư bản tài chính của đế quốc. Quá trình Pháp đô hộ Việt Nam đã thúc đẩy, rút ngắn thởi kỳ thai nghén và ra đời của thành phần kinh tế tư bản tư nhân và giai cấp tư sản Việt Nam. Nhưng ngay từ khi mói hình thành, giai cấp tư sản nước ta đã bị Pháp cạnh tranh, chèn ép và chỉ có thể hoạt động được trong những khe hở của chủ nghĩa tư bản độc quyền ngoại quốc. Do đó, tiềm lực kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ bé.

    Về mặt xã hội, để tạo nên chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa, thực dân Pháp thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với địa chủ và tư sản, sử dụng những người có công hoặc trung thành với chế độ thực dân trong bộ máy chính quyền của họ. Bản thân giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ cũng cần có sự hỗ trợ của chính quyền thực dân để duy trì và bảo vệ quyền lợi của họ. Sự liên kết giữa thế lực thực dân và địa chủ phong kiến trở thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển xã hội, kìm hãm những nhân tổ tiến bộ trong sự phát triển lịch sử khách quan của dân tộc Việt Nam.

Pháp duy trì và cấu kết với tầng lớp phong kiến Việt Nam

    Về trình độ phát triển của nền kinh tế, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đãlàm xuất hiện một số nhân tố mới trong nền kinh tế Việt Nam.

     Đó là những cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải, những xí nghiệp công nghiệp sửdụng máy móc kỹ thuật, những đồn điền trồng cây công nghiệp tập trung với quy mô lớn nhàm mục đích xuất khẩu… Các công ty của người Pháp đem theo phương thức kinh doanh của nền sản xuất tư bản với hiệu quả cao hơn nhiều so với sản xuất nhỏ truyền thống ở Việt Nam. Các lĩnh vực dịch vụ như ngoại thương, ngân hàng, tiền tệ, tài chính nấm trong tay người Pháp cũng đều là hiện thân của một nền kinh tế tư bản.

   Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự biến đồi, kinh tế hàng hóa tư bản nảy sinh và phát triển, gắn nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Kinh tế tự cung tự cấp có chiều hướng thu hẹp. Trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội của Đông Dương, trong đó có Việt Nam đã thay đồi theo xu hướng: khu vực nông, lâm nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống đã giảm từ 87,8% năm 1901 xuống 66,5% năm 1937.