Trang

Subscribe:

Giới thiệu về Ngân hàng Đông Dương

    Ngân hàng Đông Dương cho vay thông qua tầng lớp trung gian làm tăng thêm gánh nặng về lãi đối với người dân Việt Nam. Nhiều người phải cầm cố ruộng đất, tài sản. Khi không trả được cả vốn lẫn lãi theo kỳ hạn thì tài sản cầm cố bị mất, người vay nợ bị phá sán, bần cùng. Do vậy, Ngân hàng Đông Dương được ví như con bạch tuộc, vòi của nó vươn ra khắp mọi ngả để hút máu nhân dân ta.

    Ngân hàng Đông Dương cung đồng thời là tập đoàn tài chính lớn nhất, vốn của nó có ở tất cả các ngành kinh tế quan trọng ở Đông Dương như nhận xét của J.p. Aumiphin: “ít có xí nghiệp quan trọng nào của Pháp mà ngân hàng này không nắm một phần vốn hoặc không có những quan hệ khăng khít”. Những lĩnh vực quan trọng nhất, có nhiều vốn đầu tư của Ngân hàng Đông Dương là khai thác mỏ, trồng cao su, xuất khẩu gạo, xây dựng đường sắt, đường bộ. Đó cũng là những ngành đem lại lợi nhuận cao cho tư bản Pháp nói chung và ngân hàng nói riêng.

Giới thiệu về Ngân hàng Đông Dương

Tư tưởng khuếch trương và chấn hưng công nghệ dân tộc của tầng lớp sĩ phu yêu nước và tư sản Việt Nam

   Sau khi đã thiết lập được hệ thống cai trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất (1897-1918) và lần thứ hai (1919-1939), Pháp thực hiện độc chiếm thị trường và thao túng toàn bộ hoạt động công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động khai thác mỏ.

   Trong bối cảnh ấy, ở nước ta đã xuất hiện tư tưởng khuếch trương công nghệ dân tộc nhằm chấn hưng kinh tế đất nước của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục và tư tưởng khuếch trương công nghiệp của các nhà tư sản dân tộc.

- Về tư tưởng kinh doanh của Đông kinh nghĩa thục: Cụ Lương Văn Can (1854-1927), Cụ Nguyễn Quyền (1869-1941)… đã lập ra Đông Kinh nghĩa thục theo mô hình một trường đại học tư thục với nhiệm vụ nâng cao dân trí về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nội dung giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục, tập trung trong cuốn sách giáo khoa Quốc dân độc bản, kiến thức kinh tế thị trường và tinh thần kinh doanh của doanh nhân được truyền bá rát có hệ tháng, vấn đề mà các soạn giả quan tâm đầu tiên là sản nghiệp. Theo họ, sản nghiệp là tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân của mỗi người. Sản nghiệp có thể là ruộng đất, nhà cửa, tiền bạc và đồ vật. Người ta có quyền quản lý, sử dụng và chuyển giao sản nghiệp của mình. Sản nghiệp được sự bảo vệ của luật pháp: “Nước càng văn minh thì pháp luật bảo vệ sản nghiệp càng tưởng tận. Pháp luật các nước phương Tây đều có những điều khoản rất tỉ mỉ, như thế nào là di sản, thừa hưởng ruộng đất, nhà cửa ra sao, buôn bán thế chấp như thế nào… Quy tắc khống tố, mức độ cao hay thấp đều được ghi trong pháp luật rất chi tiết. Đó là cách xử lý hay nhất về sản nghiệp. Nhà nước đặt ra quan tư pháp, như tài phán, cảnh sát đều để bảo vệ sản nghiệp của dân”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: dong tien viet nam