Trang

Subscribe:

Công nghiệp điện nước phát triển

    Ngoài than, thực dân Pháp còn khai thác các mỏ kim loại như thiếc, kẽm bạc, đồng, sắt, vàng… nhưng chủ yếu là kẽm và thiếc, hai thứ này chiếm khoảng trên dưới 10% trong tồng giá trị sản lượng công nghiệp khai mỏ của Pháp ở Đông Dương. Sản lượng năm cao nhất đạt 62.000 tấn  kiẽm(năm 1926), thiếc đạt 2.416 tấn (năm 1936). Số công nhân trong khai thác mỏ thiếc và kẽm năm 1929 là 11.810 ngưởi, trong các loại khác còn lại là 3.090 người.

   Kỹ thuật khai thác mỏ có tiến bộ hơn trước. Trong ngành khai thác than, đến những năm 1936-1937 được trang bị 177 máy phá khoáng. Tuy nhiên, tất cả các khâu sản xuất bằng máy móc cũng chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác. Các công đoạn xúc, đào than cũng như vận chuyền than ra ngoài hầm trò chủ yếu thực hiện băng sức lao động của công nhân với các công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, quang gánh. Toàn ngành than chỉ có 75 đầu máy hơi nước để phục vụ vận chuyển than trên các tuyến.

Công nghiệp điện nước phát triển

    Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị vận tải được xây đựng khá sớm, trước hết phải kể đến là xi măng. Năm 1894, Công ty xi măng Poóclăng Đông Dương xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng, được trang bị 4 lò xoay, đó là nhà máy xỉ mãng đầu tiên và lớn nhất Đông Dương. Nhở gần nguồn nguyên, nhiên liệu (than đá, đất sét vôi) và giao thông đưởng thuỷ, công ty này phát triển khá thuận lợi. Sản lượng xi măng năm 1928 đạt 160.000 tấn, đến năm 1939 đạt 300.000 tấn.

    Để phục vụ cho việc chuyên chở vật tư và hàng hóa, các nhà máy sửa chữa, chế tạo các phương tiện vận tải đã ra đởi. Lớn nhất là nhà máy Ba Son, năm 1937 đã tập trung tới ỉ.285 công nhân và một số nhà máy khác như sửa chữa xe lửa Gia lâm, Vinh, Sái Gòn; lắp ráp và sửa chữa ôtô Aviat, Star Hà Nội.

    Công nghiệp điện nước: Từ năm 1892 Pháp bắt đầu xây dựng các nhà máy điện ở Hải Phòng, năm 1894 ở Hà Nội. Sau đó ở các đô thị lớn đều có điện đo các công ty điện nước kinh doanh kiêm các dịch vụ cung cấp điện vệ sinh, bảo dưỡng đưởng sá và các công trình công cộng. Tất cảđều do công ty tư nhân đảm nhận, họ lãnh thầu với chính quyền sò tạ chịu sự giám sát chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng và giá cả. Sản điện của các nhà máy điện năm 1930 chỉ là 65,2 triệu kwh, năm 1939 186,4 triệu kwh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: xã hội việt nam thời pháp thuộc