Trang

Subscribe:

Điểm yếu kém trong tư chất con người Việt Nam

    Cụ Lương Văn Can cũng chỉ ra những yếu kém trong tư chất con người Việt Nam khi bước vào thương trường từ đầu thế kỷ trước: Người mình không có thương phẩm – không kiên tâm – không nghị lực – không biết trọng nghề – không có thương học – kém đường giao thiệp – không biết tiết kiệm – khinh hàng nội hóa. Và phong trào Đông kinh nghĩa thục đã kích động tinh thần dân tộc đầu thế kỷ XX bằng phong trào tẩy chay “bắc hóa” hàng Trung Quốc.

    Đông kinh nghĩa thục hô hào nho sĩ lập các hội buôn và kinh doanh theo hội như hiệu buôn Đồng Lợi tệ (ở Hà Nội) chuyên buôn hàng nội hóa, sau mở thêm hiệu Tụy Phương chuyên bán thuốc bắc… và hoạt động của các hiệu buôn còn được mở thêm ở các địa phương khác trong nước như Phú Thọ, Yên Bái, Hà Đông, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ Anv.v…

Điểm yếu kém trong tư chất con người Việt Nam

    Như vậy thế hệ doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX nếu theo tinh thần Đông Kinh nghĩa thục sẽ là những doanh nhân có đạo lý và văn hóa, có chí hướng làm chính trị từ giáo dục và kinh tế. Nhân cách của các nho sĩ doanh nhân có đức, trí và tràn đầy chủ nghĩa yêu nước và quyết tâm rửa hận mất nước vì nghèo đói và lạc hậu nhưng với bản thân họ chưa được trường thành từ thực tiễn thương trường, chưa được đào tạo nghề nên ảnh hưởng của họ trong đởi sống kinh tế, chính trị, xã hội còn hạn chế.

- Tiếp nối phong trào Đông Kinh nghĩa thục, bộ phận tư sản dân tộc qua hai cuộc khai thác lần thứ nhất (1897-1918) và lần thứ hai (1919- 1939) của thực dân Pháp ở Việt Nam đãcó sự phát triển. Bộ phận giai cấp tư sản dân tộc hầu như không có những tiền đề kinh tế từ trước nên phải trải qua một quá trình tích lũy vốn, kinh nghiêm sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu cho các hoạt động kinh doanh của tư sàn Việt Nam ở thởi kỳ này là các công ty Quảng Hưng Long, Quảng Hợp ích (ở Bắc Kỳ), Quàng Nam Hiệp thương công ty (ở Trung Kỳ)… Đây cũng là thởi điểm xuất hiện các doanh nhân như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Tử Hạ, Phạm Văn Phi, Trương Vãn Bền v.v… Họ đã dùng việc kinh doanh của mình để chống lại độc quyền của Pháp, dùng việc “chấn hưng công nghiệp” để hỗ trợ cho phong trào duy tân đất nước. Các hoạt động này chưa nhiều nhưng cũng đủ thể hiện những mật tiến bộ nhất định của lực lượng tư sản dân tộc.