Trang

Subscribe:

Công tác tài chính thời kỳ 1951-1954

     Thực hiện chủ trương tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý tài chính nhà nước, các khoản thu đều đo nhà nước quy định và tập trung để tránh thu chồng chéo giữa Trung ương và địa phương. Chỉnh phủ đã đề ra các loại thuế bao gồm: thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ và thuế tem.

     Chính sách thuế nông nghiệp ban hành ngày 1-5-1951 có vai trò quan trọng nhất, có ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị – xã hội. Thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật, thu theo biểu lũy tiến từ 6-45%, những người có thu nhập thấp dưới 60 kg/người/năm, không phải chịu thuế. Tỷ lệ thu cao nhất thực hiện với các gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.796 kg/năm. Tỷ lệ thu thấp nhất áp dụng đối với các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người từ 61-75 kg/năm. Nếu tính chung 90% số hộ nông dân phải nộp thuế mới, thì có 10% số hộ được miễn thuế. Việc thu thuế nông nghiệp dã có kết quả tốt. Năm 1951, tống số thu thuế nông nghiệp đã vượt so với thuế điền thổ trước đây là 50%, góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho kháng chiến. Thuế nông nghiệp thu tăng lên qua các năm, nếu lấy năm 1951 là 100 thì năm 1952 là 277, năm 1953 là 430 và năm 1954 là 326.

Công tác tài chính thời kỳ 1951-1954

     Thuế công thương nghiệp ban hành ngày 27-7-1951 được sửa đồi, mức huy động chiếm15% thu nhập của các xí nghiệp công nghiệp và thương nghiệp (nhẹ hơn so với thuế nông nghiệp). Thuế công thương nghiệp có chú ý khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, cho nên thuế công nghiệp thấp hơn thuế thương nghiệp. Thuế, công thương nghiệp có tác dụng dộng viên các tâng lớp tư sản dân tộc vả tiểu chủ dỏng góp cho kháng chiến. Do các ngành thủ công nghiệp và buôn bán phát triển, mức đóng góp của thuế công thương nghiệp vào nguồn thu ngân sách đã tăng lên nhanh qua các năm. Nếu lấy năm 1951 là 100, thì năm 1952 là 700; năm 1953 là 1.720; năm 1954 là 2.797.

     Thuế xuất nhập khẩu ban hành ngày 13-8-1951, chủ yếu đánh vào kinh doanh hàng hóa giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, thuế suất thay đổi tùy theo từng loại hàng, căn cứ vào chính sách đấu tranh kinh tế với địch.

     Đồng thời với thực hiện tăng thu, chúng ta chủ trương giảm chi. Nhà nước thực hiện chủ trương tiết kiệm chi, giảm biên ché khu vực hành chính. Trong đạt đầu giảm biên chế (tháng 8 và 9-1951) 35.159 nhân viên hành chính được chuyển sang công việc khác, tiết kiệm được 40.000 tán thóc trong một năm. Phần chi trọng tâm cho kháng chiến, tỷ trọng chi cho các lĩnh vực thay đổi qua các năm.

    Từ năm 1951 trở đi, nhơ thực hiện chính sách tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi, ngân sách nhà nước đần được cân bằng. Năm 1950, thu chỉ đáp ứng 23% số chi, năm 1951: 30%; 1952: 78%, năm 1953 ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thu đã vượt chi 16%; năm1954 thu vượt chi 12%.Với kết quả đó, Chính phủ ta đã có điều kiện góp phần giải quyết những nhu cầu cơ bản của kháng chiến và dân sinh.