Trang

Subscribe:

Tình hình nông nghiệp và giao thông vận tải vùng tạm chiếm

Nông nghiệp

     Thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến trong nông nghiệp, nông thôn và phát triển các cơ sở kinh tế thực dân đã có từ trước đây như các đồn điền trồng cao su, chè, v.v… về sản xuất, theo số liệu thống kê của Pháp cho thấy sản lượng các loại cây trồng đều bị giảm mạnh, trừ cây cao su.

     Như vậy, năm 1953 so với trước chiến tranh sản lượng lúa vùng Pháp kiểm soát giảm xuống so với trước chiến tranh chỉ bằng 32,7%; ngô: 9,6%; gỗ: 11,7 %, số lượng trâu giảm còn 18,7%; bò còn 18,1%.,..

     Sản xuất nông nghiệp ở vùng tạm chiếm giảm mạnh là do địa bàn vùng này đến năm 1953 đã thu hẹp nhiều so với thờikỳ trước chiến tranh. Mặt khác, do ảnh hưởng của chiến tranh nên ngay tại vùng tạm chiếm, trong các đồn điền thuộc Pháp, sản lượng cà phê, chè, mía, dứa, lúa, lạc… đều giảm sút, riêng cao su có sản lượng tăng lên nhưng điều đó không phản ánh sự phát triển mà do Pháp chủ trương khai thác theo kiểu tận thu. Ở những vùng giáp ranh, Pháp dùng mọi cách để phá hoại sản xuất của nông dân như đốt phá đồng lúa, bắn chết trâu bò, phá hoại nông cụ… Chỉ có một số vùng nông thôn vành đai của các đô thị do Pháp khống chế được hoàn toàn hoặcđã lập được hội tề, thì nông dân được sản xuất tương đối tự do vànông nghiệp còn có điều kiện phát triển.

Tình hình nông nghiệp và giao thông vận tải vùng tạm chiếm

Giao thông vận tải

     Vận tải đường sắt giảm mạnh do nhiều tuyến đường gần như bị tê liệt bởi chiến tranh. Theo thống kê của Pháp, thờikỳ trước chiến tranh toàn Đông Dương có khoáng 2.900 km đường sắt, đến thờikỳ kháng chiến chỉ còn 677 km được khai thác, nhưng cũng không ổn định. Chỉ có tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy tương đối thường xuyên. Tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Nam Định có nhiều đoạn đã bị các công binh xưởng của lực lượng kháng chiến bóc lên làm nguyên liệu chế tạo vũ khí ở miền Nam, chỉ còn vài tuyến: Sài Gòn – Mỹ Tho và Sài Gòn – Lộc Ninh còn hoạt động cầm chừng.

     Hệ thống đường bộ vùng tạm chiếm cũng giảm xuống cùng với sự co hẹp của vùng này, đồng thờicòn do sự khống chế của lực lượng kháng chiến. Theo thống kê của Pháp năm 1950, trong tổng số 24.414 km chiều dài đường bộ các loại, có tới 15.573 km không còn kiểm soát được, vùng Pháp kiểm soát chỉ cồn lại 8.861 km, trong đó Nam bộ là 3.818 km, Cao nguyên là 2.268 km, Trung bộ là: 1.664 km, Bắc bộ là: 1.111 km. Trên các tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Bắc Giang, Hà Nội – Sơn Tây, Hà Nội – Vĩnh Yên đã có một số nhà kinh doanh Việt Nam đã đứng ra kinh doanh vận tải. Trong đó, tuyến Hà Nội – Hải Phòng là con đường vận chuyển quan trọng đối với hàng nhập khẩu từ cảng Hải Phòng về Hà Nội. Ở miền Nam, giao thông đường bộ vùng tạm chiếm có địa bàn rộng hơn ở miền Bắc, với các tuyến như: Sài Gòn – Biên Hòa, Sài Gòn – Mỹ Tho – cần Thơ – Rạch Giá, Sài Gòn – Đà Lạt… Cộ tuyến xe khách có thể chạy xuyên suốt 2-300km như Sài Gòn – Cần Thơ, thậm chí 500 km như Sài Gòn – Nha Trang; Sài Gòn – Bạc Liêu.

     Giao thông đường thủy ở miền Bắc có tuyến Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Thái Bình, Nam Định – Thái Bình chuyên chở khách và hàng hóa hoạt động tương đối đều đặn. Tuyến Hà Nội ngược sông Hồng chủ yếu được sử đụng để chuyên chở một số thực phẩm như cá khô, nước mắm lên miền núi và hàng lâm thổ sản như tre, nứa, gỗ, lá gồi về xuôi. Ở Nam bộ thì phương tiện đi lại của dân cư bằng thuyền theo hệ thống kênh rạch vẫn là chủ yếu.

     Vận tải biển cũng đã có một số tàucủa người Việt Nam hoạt động trên các tuyến: Hải Phòng – Cẩm Phả, Huế – Đà Nẵng – Quy Nhơn- Nha Trang; Nha Trang – Vũng Tàu, Rạch Giá – Phú Quốc….

     Vận tải hàng không trong thờikỳ này có phần phát triển rõ rệt. Nhiều tuyến hàng không quốc tế được mở thêm như: Mỹ – Paris – Trung Đông – Ấn Độ – Mianma – Hà Nội – Trung Hoa; Mỹ – Manila -Sài Gòn – Xingapo – Batavia; Mỹ – Manila – Hồng Kông – Macao – Hà Nội – Mianma – Ấn Độ;Sài Gòn – Thượng Hải; Sai Gòn – Hồng Kông; Hà Nội – Côn Minh. Vận tải hàng không nội địa cũng tăng lên do tình thế chiến tranh, các vùng miền bị chia cắt, vùng ta và Pháp kiểm soát đan xen theo thế cài răng lược.