Trang

Subscribe:

Công nghiệp thời Pháp trị vẫn còn rất nhỏ bé

    Do vậy, các ngành này có sư tăng trường rõ rệt so với trước. Đáng chú ý nhất trong nhóm này là nghề nuôi tằm, dệt tơ lụa. Trong giai đoạn trước năm1930, nghề tằm tơ phát triền khá mạnh, không chỉ cung cấp cho nhu cầu dệt trong nước mà còn xuất .khẩu với số lượng khá lớn. Năm 1922, toàn Việt Nam đã xuất khẩu được 17.200 kg tơ sống và đến năm 1926 lượng tơ xuất khẩu đã tăng lên đến 68.000 kg.

Công nghiệp thời Pháp trị vẫn còn rất nhỏ bé

    Sau đó nghề này bị giảm sút đo tơ nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản rẻ hơn, nhưng nghề dệt tơ lụa thì lại phát triển, giátrị sản lượng tơ lụa tăng từ 1,7 triệu đồng năm 1918 lên 10,92 triệu đồng Đông Dương năm 1926, số lượng lụa xuất cảng cũng tăng từ 5.178 kg năm1913 lên 39.400 kg năm 1930. Một số nghề khác như thêu ren, mỹ nghệ cũng được phát triển và được giới thiệu ở một số thị trường thế giới.Việc này được chú ý nhất là khi Sở kinh tế Đông Dương được thành lập ở Parisnăm 1917, sở này đã tổ chức được một hội chợ về sản phẩm của ĐôngDương (chủ yếu là sản phẩm thủ công nghiệp) tại thành phố Lyon năm1918, triển lãm tại Marseille năm 1922, triển lãm Mỹ thuật Đông Dương tại Paris năm 1925. Ngoài ra, sở này còn đem hàng hóa Đông Dương đi triểnlãm lưu động ở nhiều thành phố khác của Pháp và châu Âu như: Tiệp Khác, Angiêri, ítalia, Đức, Anh, Áo…số thợ thủ công nghiệp, theo số liệu điều tra của Pháp năm 1935 làthủ công nghiệp Việt Nam phát đạt nhất, thì ở Việt Nam có 215.500 thợ thủ công, chủ yếu làm trong các nghề như: dệt, chế biến thực phẩm, gạch ngói, giày, vàng mã, chế biến kim thuộc, sản xuất nông cụ, đồ gốm.

    Mặc dù có một số tiến bộ, nhưng nhìn chung công nghiệp thời Pháp thống trị vẫn còn rất nhỏ bé; Năm phát triển cao nhất mới chỉ chiếm 10% trong giá trị tổng sản lượng công – nông nghiệp. Cơ cấu công nghiệp què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ. Chỉ có rất ít cơ sở công nghiệp hiện đại do Pháp nắm độc quyền đã chèn ép sự phát triển của công nghiệp và thủ công nghiệp dân tộc, làm cho nhiều ngành bị phá sản hoặc không thể phát triển mạnh mẽ được.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân hàng đông dương