Trang

Subscribe:

Tình hình phát triển công nghiệp vùng tạm chiếm

     Nhìn chung, các ngành kinh tế vùng tạm. bị chiếm phát triển khó khăn, nhiều ngành giảm sút so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc thời kỳ đầu của kháng chiến.

Công nghiệp

     Các vùng công nghiệp phát triển nhất thời thuộc địa trước đây vẫn chủ yếu thuộc vùng Pháp kiểm soát trong thời kỳ kháng chiến. So với thời kỳ trước, cơ cấu ngành nghề trong công nghiệp không thay đổi, hầu hết vẫn là các xí nghiệp cũ được sửa chữa lại, nhìn chung sản xuất công nghiệp của Pháp ở vùng tạm chiếm bị thu hẹp, giảm sút nghiêm trọng so với thời kì trước chiến tranh.

Tình hình phát triển công nghiệp vùng tạm chiếm

     Ngành khai thác than giảm xuống còn 33,9%; sản xuất đường trắng bằng 1,8%, vải 32% và hầu hết các ngành công nghiệp đều giảm mạnh. Chỉ riêng có ngành xi măng có sản lượng tăng lên do nhu cầu xây dựng công sự, đồn bốt, sân bay, đường sá và sản xuất thuốc lá ngành có nguyên liệu nhập khẩu từ và phục vụ tiêu dừng của quân đội viễn chinh Pháp là vượt so với trước chiến tranh.

     Sự giảm sút của các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là do các nhà tư bản Pháp nhận thấy cục chiến tranh bất lợi cho người Pháp nên họ đã rút dần vốn khỏi khu vực, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1950, Công ty kinh doanh và đào vét công chính Đông Dương đã chuyển vốn đầu tư sang Sênêgal. Ngân hàng Đông Dương bắt đầu mở thêm chi nhánh ở Arabe, ở San Fransisco, ở Port Villa, ở Braxin, ở châu Phi. Tính đến tháng 9-1950, tổng số vốn đầu tư của Ngân hàng này ở khu vực Trung Quốc, Đông Dương, và Đông Nam Á chỉ còn 1/8 trên tổng số vốn đầu tư (thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai là 40-47%). Ngân hàng Địa ốc Đông Dương cũng chuyển 95% số vốn về Pháp và sang Tuynidi. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp vùng tạm chiếm bị thu hẹp một phần còn do có các cơ sở công nghiệp đã nằm trong vùng kháng chiến. Ví dụ như các cơ sở sản xuất sản xuất bột giấy nguyên liệu dựa vào vùng rừng núi trước đây thường cung cấp 5.000-6.000 tấn/năm, nay không còn nữa. Khu mỏ Tĩnh Túc hàng năm sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc và hơn l0kg vàng; Mỏ kẽm chợ Điền, trước đây sản xuất khoảng 100.000 tấn/năm; mỏ sắt Linh Nham sản xuất 130.000 tấn/năm; mỏ mangan, crôm, một số mỏ than ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, mỏ apatit Lào Cai… từ năm 1950 cũng đã nằm trong vùng kháng chiến



Từ khóa tìm kiếm nhiều: xã hội việt nam thời pháp thuộc