Về nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trong kháng chiến được coi là ngành chủ yếu. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, nhà nước khuyến khích nhân dân xây dựng các công trình thủy lợi. Đến đầu năm 1953, Liên khu III có 30.000 công trình tiểu thủy nông tưới cho 10 vạn ha; Liên khu có hệ thống thủy nông tưới tiêu cho 18.800 ha. Nhiều tỉnh ở chiến khu Việt Bắc được hướng dẫn cấy giống lúa mới (Nam Ninh).
Phong trào hợp tác (Tổ đổi công, Hợp tác xã) được cùng cố lại nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất và bảo vệ sản xuất. Nhờ đó diện tích gieo trồng được giữ vững, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Năm 1953, ở vùng tự do từ Liên khu IV trở ra đã thu hoạch được 2.757.700 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu, so với mức năm 1950: 2.414.830 tấn, tăng 342.870 tấn thóc, còn hoa màu tăng gấp hai lần so với năm 1945.
Về giao thông vận tải
Để chuẩn bị cho giai đoạn tổng phản công, ngành giao thông vận tải được Chính phủ chú ý xây dựng. Từ năm 1950-1954 chúng ta đã sửa chữa và khôi phục được 3.670 km đường bộ. Xây dựng 505 km đường mới, tu sửa 1.210 km đường cũ, bắc lại và làm thêm 47.000 m cầu, chữa 458 km đường sắt.
Phương tiện vận tài được thực hiện vẫn theo chủ trương kết hợp giữa cơ giới và thô sơ. Phương tiện thô sơ đã đóng góp phần quan trọng trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (xe đạp, xe ngựa thồ, gồng gánh của dân công). Từ năm 1952, đã có một số ôtô của các nước bạn giúp đõ, đặc biệt là Liên Xô.
Ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc, đồng thời thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng trong thờikỳ kháng chiến chống Pháp.