Trang

Subscribe:

Chính sách của Pháp ở Việt Nam về thương mại và tiền tệ

- Trong lĩnh vực thương mại, Pháp có chính sách ‘’Đồng hóa thuế quan”. Theo chính sách này, hàng hóa của Pháp nhập khẩu vào Việt Nam dược miễn thuế hoàn toàn, còn hàng của các nước khác nhập vào Việt Nam phải nộp thuế như nhập khẩu vào Pháp. Như vậy có nghĩa là thị trường nội dịa của nước Pháp đã bao hàm cả lãnh thổ thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Pháp có thể cạnh tranh dễ dàng so với hàng hóa của các nước khác, và giữ địa vị trí độc quyền trên thị trường Việt Nam.

-  Trong lĩnh vực tiền tệ, Pháp thực hiện chính sách “Liên hợp tiền tệ”. Chính sách này quy định cho tiền phrăng (franc) của Pháp có thể lưu hành hợp pháp ở Việt Nam, cho thành lập Ngân hàng Đông Dương, nắm độc quyền phát hành giấy bạc và gắn đồng Đông Dương vào khu vực tiền phrăng, lấy đồng phrăng làm bản vị. Chính sách này giúp cho tư bản Pháp nhanh chóng chiếm độc quyền kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ, đầu cơ thu lợi nhuận lớn, và làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc sâu sắc vào nền kinh tế Pháp.

Chính sách của Pháp ở Việt Nam về thương mại và tiền tệ

 Công cuộc khai thác của Pháp đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có thể chia thành hai giai đoạn:

-  Cuộc khai thác ỉần thứ nhất (ỉ897-1918): Tư bản Pháp đã nặng về thương mại, chú trọng xuất cảng hàng hóa hơn là xuất cảng tư bán. Pháp đầu tư vào Việt Nam còn ở mức độ thấp và dè dặt, chủ yếu là để cho vay nặng lãi. Phương thức kinh doanh của chúng còn rất lạc hậu – theo phương thức kinh doanh phong kiến.

-   Cuộc khai thác lần thứ hai (1919-1939): Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã chú trọng xuất cảng tư bản hơn xuất cảng hàng hỏa. Bên cạnh việc tiếp tục cho vay nặng lãi, chúng đã tăng cường khai thác thuộc địa, đầu tư vào Việt Nam mạnh hơn; phương thức kinh doanh của Pháp lần này đã có sự thay đồi – có phần kinh doanh theo phương thức tư bản chù nghĩa. Nhìn chung, hoạt động khai thác của Pháp tăng nhanh về nhịp độ và mở rộng về quy mô.

Tình hình kinh tế

Sản xuất nông nghiệp

    Chiếm đoạt và kinh doanh ruộng đất là mục đỉch hàng đầu của thực dân Pháp, nó diễn ra ngay sau tiến trình chinh phục thuộc địa bằng quân sự. Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, trong thư gửi Toàn quyền các thuộc địa năm 1894 đã viết: Khai thác các vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm đoạt được, thiết lập ở đó các đồn điền phát triển sức sản xuất ở thuộc địa, và bằng chính con đường đó để phát triển mối quan hệ về thương mại với chính quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: việt nam thời pháp thuộc