Trang

Subscribe:

Chính sách kinh tế của địch ở vùng tạm chiếm tại Việt Nam

    Cuộc kháng chiến cả nước bắt đầu từ cuối năm 1946. Ngoài vùng kháng chiến do ta kiểm soát, thì quân đội Pháp tạm thời kiểm soát ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Hải Phòng và những khu công nghiệp tập trung như: khu mỏ Hòn Gai, các đồn điền trồng cao su, chè. Hơn nữa, Pháp còn mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các vùng lân cận. Tùy theo tình hình chiến sự, thực dân Pháp đã thực hiện các chính sách kinh tế như:

Giai đoạn đầu từ tháng 9-1945 đến Thu Đông năm 1947

    Lúc đầu Pháp chủ trương đừng chiến tranh chớp nhoáng để nhanh chóng chiếm các vùng kháng chiến của ta. Chúng áp dụng chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” hy vọng sẽ trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa. Để chuẩn bị điều kiện kinh tế cho sự thống trị lâu dài, đế quốc Pháp đề ra kế hoạch Buốcgoanh (tên người đề ra kế hoạch đó), “Kế hoạch phục hồi hiện đại hơn và trang bị kinh tế trong 10 năm”. Trong 5 năm đầu của kế hoạch, Pháp dự trù số vốn là 25.498 triệu đồng Đông Dương (giá trị năm 1947). Đó là một số tiền rất lớn, gấp 28 lần ngân sách Đông Dương năm 1947 (883 triệu đồng Đông Dương). Nhưng kế hoạch này không thực hiện được.

Chính sách kinh tế của địch ở vùng tạm chiếm tại Việt Nam

Giai đoạn hai (1948-1950)

     Sau khi bị thất bại ở Việt Bắc (1947), Pháp chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Chúng chú ý đánh ta về kinh tế và chính trị nhiều hơn, củng cố và mở rộng vùng tạm chiếm, cố gắng thực hiện kế hoạch Buốcgoanh nhưng cũng không thành, tính đến năm 1949, mới chỉ thực hiện được 1/20 tổng số vốn mà kế hoạch trên đề ra.

Giai đoạn ba (1951-1954)

    Sau khi bị thất bại ở Chiến dịch biên giới, Pháp thực hiện chính sách bòn rút cùng kiệt, chuyển vốn sang các thuộc địa khác, chủ yếu là châu Phi, ra sức thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, xin viện trợ và nhượng bộ Mỹ, tạo điều kiện để Mỹ đặt chân vào Việt Nam. Nhiều tờ báo của Pháp phải thừa nhận: Tư bản Pháp đang rút lui nhường chỗ cho tư bản Mỹ. Ngay tướng Na-Va cũng phải nhận xét: “đường lối chính sách của Mỹ cũng có mặt làm ăn nữa, biểu hiện ở chỗ Mỹ nắm lấy, lúc đầu còn che giấu, sau ngày càng rõ rệt, các vị trí then chốt của nền kinh tế Đông Dương, điều nguy hiểm nhất của viện trợ Mỹ là: Viện trợ đã dẫn tới việc nước Mỹ ngày càng xen sâu vào các công việc của chúng ta. Chúng ta đã rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn là do nhận viện trợ Mỹ, chúng ta đã gần như chắc chắn mất Đông Dương dù cho rằng viện trợ đó làm cho chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: dong tien viet nam