Chính sách kinh tế kháng chiến của ta bao gồm hai mặt: Một là, phá hoại kinh tế địch; hai là, xây dựng kinh tế của ta.
- Phả hoại kinh tế địch bằng nhiều cách: phá huỷ máy móc, kho tàng, đường giao thông vận tải, làm vườn không nhà trống, không cho địch vơ vét lương thực của cải để thực hiện thủ đoạn “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
- Xây dựng nền kinh tế của ta phải đảm bảo hai nguyên tắc:
Thứ nhất, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Thực tế hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng thúc đẩy kháng chiến mau đi đến thắng lợi. Hồ Chủ tịch đã nói: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thẳng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới tháng lợi”.
Việc xây dựng kinh tế của ta lúc này “về hình thức là kinh tế chiến tranh, về nội dung là dân chủ mới”. Thủ tiêu mọi sự ràng buộc và lũng đoạn của chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ những tàn tích phong kiến, thực hiện: “người cày có ruộng”.
Trong xây dựng và phát triển kinh tế, “chú trọng trước nhất phát triển nông nghiệp, thứ đến là thủ công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp đứng hàng thứ ba. Công nghiệp đối với ta chỉ có thể đứng hàng thứ tư… về công nghiệp, chúng ta chú trọng trước hết là công nghiệp chế tạo vũ khí và khai thác nguyên liệu”.
Thứ hai, tự cung tự cấp về mọi mặt. Nguyên tắc này đòi hỏi nhân dân phải tự giải quyết lấy những nhu cầu của kháng chiến, không phải phụ thuộc vào nước ngoài và không phải phụ thuộc vào thành thị. Việc sản xuất chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của kháng chiến và dân sinh như cơm án, áo mặc, vũ khí đánh giặc, thuốc men, giấy mực.
Tình hình kinh tế giai đoạn 1947-1950
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
Nước ta là nước nông nghiệp, mọi nhu cầu của nhân dân đều do sản xuất nông nghiệp cung cấp nhưng trong giai đoạn (1947-1950), địch tăng cường kiểm soát vùng tạm chiếm, đẩy mạnh phá rối vùng tự do. Đồng ruộng bỏ hoang (1,5 triệu ha bị bỏ hoang) nhân dân phải đi tản cư. Vùng kháng chiến nằm sâu trong rừng, ruộng đất canh tác ít. Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, Tháng 7-1949, Chính phủ nhắc lại sắc lệnh giảm tô 25%, đồng thời thành lập Hội đồng giảm tô ở các tỉnh để xử lý tranh chấp về giảm tô, và tuyên bố xóa bỏ tất cả các khoản nợ của nông dân đến trước Cách mạng tháng Tám.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: xã hội việt nam thời pháp thuộc