Việc xây dựng các tuyến đường giao thông được người Pháp coi như một điều kiện không thể thiếu để khai thác các nguồn tài nguyên ở thuộc địa đưa về chính quốc. Trong giai đoạn 1900-1935, trung bình hàng năm chính phủ thuộc địa đã giành 18% ngân sách để đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
- Đường thuỷ trước khi Pháp xâm lược đã được coi là đường giao thông quan trọng trong giao lưu giữa các vùng trong nước. Nhiều con sông và kênh được đào vừa nhằm mục đích thủy lợi vừa là đường giao thông. Trước khi Pháp sang ở Nam Bộ đã có khoảng 2.500 km kênh dào. Từ khi đặt được sự thống trị ở Việt Nam, Pháp đã cho đào thêm khoảng 2.500 km kênh mới, xây dựng và cải tạo nhiều cảng sông biển, đồng thởi đã lập nhiều công ty vận tải chạy trong sông và các đội tàu vận tải viễn dương.
Cảng Sài Gòn được cải tạo và trở thành cảng quan trọng nhất ở Việt Nam thởi kỳ đó. Trong những năm 30, mỗi năm có khoảng 1.200 chiếc tàu ra vào cảng Sài Gòn, với trọng tải trên 5 triệu tấn, chuyên chở khoảng 1,6 triệu tấn hàng hóa, chiếm 57% tổng khối lượng chuyên chở ở tất cả các cảng của Đông Dương thởi đổ. Tiếp sau là cảng Hài Phòng, là cảng do Pháp xây dựng mới hoàn toàn, số tàu ra vào khoáng trên 600 chiếc với trọng tải gần 2 triệu tấn, chuyên chở khoảng một triệu tấn hàng hóa, chiếm 23% tổng lượng chuyên chở của Đông Dương vào năm 1939. Ngoài ra, Pháp còn cải tạo và xây dựng một số cảng như: Hòn Gai, Bến Thuỷ, Quy Nhơn, Nha Trang… Các cảng biển đã nối con đường buôn bán giữa Việt Nam với Pháp và các nước trong khu vực.
- Đường sắt là phương tiện giao thông hoàn toán mới do người Pháp đem đến Việt Nam. Đoạn đường sắt đầu tiên được xây dựng là Sai Gòn – Cần Thơ dài 71 km khởi công năm 1881 và hoàn thành năm 1885 Sau đó, hình thành thêm 2 tuyến: Bắc – Nam (nhưng mới chỉ hoàn thành được 3 đoạn: Hà Nội – Vinh, Quảng Trị – Đà Năng, Nha Trang – Sai Gòn), và tuyến Hải Phòng – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc). Tỉnh đến năm 1940, tổng số chiều dài đường sắt ở Việt Nam là 2569 km, số phương tiện cố 250 đầu máy, 3.620 toa xe, trong đó có 3.080 toa xe chở hàng. Đường sắt dài chuyên chở một khối lượng hàng hóa rất lớn: năm 1913-1915 là 55 triệu tấn km, năm 1925-1927 là 131 triệu tấn km và đến năm 1937-1939 tăng lẻn đến 308 triệu tấnkm. Về chuyên chở hành khách cũng đãđạt hơn 6,1 triệu lượt người năm 1913, và hơn 11,4 triệu lượt người năm 1929. Tuy nhiên, như nhận xét của một học giả Pháp thì: sự vận chuyển hàng hóa bàng đường sắt ở ĐôngDương chắc chắn là một trong luồng vận chuyển yếu nhắt thế giới. Mật độ đường sát ở Đông Dương năm 1938 là 1,3 km/l vạn đàn, hoặc tính trên 100 km2 diện tích chỉ có 0,4 km đường sắt, kém xa cà một số thuộc địa khác của Pháp.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan hang dong duong