Công nghiệp sản xuất bia cũng đã được xây dựng, ở Nam Kỳ, hãng Victor Larue có tới 14 nhà máy. ở Bắc Kỳ, công ty bia Hommel xây dựng một nhà máy lớn ở Hà Nội vừa sản xuất bia vừa sản xuất nước đá và nước có ga. Hai hãng trên đây, đến năm 1939 sản xuất mỗi năm được khoảng 1600 hectôlit bia và các loại nước có ga.
Công nghiệp đường cũng được xây dựng, nhưng muộn hơn. Năm 1923, công ty kinh doanhđường được xây dựng, nó vừa kiếm kinh doanh ngành trồng mía để đảm bảo nguyên liệu và khai thác rừng. Sau đó, nhiều nhà máy tinh lọc đưởng đã được xây dựng. Sản lượng đưởng năm 1938 đạt 100 tấn. Song, cả số lượng và chất lượng của đưởng sản xuất tại Đông Dương vẫn chưa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hàng năm, Đông Dương vẫn nhập khẩu khoảng 50% số lượng đưởng tiêu thụ.
Công nghiệp chế biến lâm sản gồm có diêm, giấy, gỗ. Nhà máy diêm đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội năm 1891 nhưng sản lượng không lớn. Đến năm 1897-1899 xây dựng thêm hai nhà máy nữa ở Bến thủy (Vinh) và Hà Nội thì sản xuất mới đáp ứng được nhu cầu trong nước (trước đó mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 250 triệu bao diêm). Năm 1913, Pháp thành lập công ty giấy Đông Dương với hai nhà máy giấy ở Việt Trì và Đáp Cầu. Đến năm 1937, sản lượng giấy đạt được 3.450 tấn giấy các loại. Ngành chế biến gỗ ra đởi muộn vì phải phụ thuộc vào đưởng sá để vận chuyển nguyên liệu từ vùng rừng núi về nơi sản xuất và nguồn năng lượng điện để chạy máy. Các “nhà máy cưa” lớn nhất được xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nang, Sài Gòn. Ngoài việc sản xuất cho tiêu dùng nội địa, các nhà máy này đã xuất khẩu một khối lượng đáng kể: năm 1932 đã xuất khẩu21.846 tấn, năm 1934 xuất 23.783 tấn.
Ngoài các ngành công nghiệp kể trên, Pháp cũng còn xây dựng một số nhà máy khác nhưng quy mô không đáng kể như: luyện kim, xà phòng, sơn, thủy tinh, cơ khí sửa chừa. Còn công nghiệp hóa chất của Pháp ở Việt Nam khi đó hầu như mới chỉ giới hạn trong phạm vi chế ôxy và axêtylen.
Sự xâm nhập của công nghiệp tư bản Pháp đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà tư bản Pháp. Song những ảnh hưởng ngoại vi của nó là đã đưa và Việt Nam một số loại sản phẩm mới, hoặc phương pháp sản xuất mới theo kiểu công nghiệp được coi là hiện đại của thời kỳ đó, góp phần làm tăng năng lực sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. Công nghiệp Pháp cũng đã gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới. Sự xâm nhập của tư bản Pháp thúc đẩy sự hình thành khu vực sản xuất công nghiệp của tư bản Việt Nam. Còn mặt trái của quá trình đó là sự chèn ép công nghiệp của ngưởi Việt Nam, làm phá sản nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời kỳ pháp thuộc