Nhìn chung, khối lượng xuất nhập khẩu thời kỳ này bị giảm sút đi nhiều, nhất là từ sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Năm 1944 so với năm 1939, khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 1/7 và nhập khẩu chỉ bằng 1/16.
Tăng thuế và lạm phát nghiêm trọng
Để tăng thu cho ngân sách chiến tranh: Thực dân Pháp đã tăng hầu hết các loại thuế – chỉ có một loại thuế bị giảm là thuế quan: số thu của ngân sách đã tăng hầu hết các loại thuế – chỉ có một loại thuế bị giảm là thuế quan do xuất nhập khẩu đều bị giảm sút. số thu của ngân sách Đông Dương (chủ yếu là thuế) từ 1939-1945 tăng gấp hơn 2 lần. Riêng 3 loại thuế: rượu, muối, thuốc phiện đã tăng lên 3 lần. Ngoài việc tăng thuế, Pháp còn có nhiều biện pháp khác để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách như: xổsố, lạc quyên, phát hành công trái…
Chi ngân sách chủ yếu phục vụ cho chiến tranh, trả lương cho công chức, binh lính, mua sắm vật liệu cho các công sở, xây dựng thành phố, và đóng góp cho chính quốc. Pháp còn phải nộp cho Nhật 1,5 tỷ đồng Đông dương từ 1940-1945 để nuôiquân đội và 300 triệu đồng Đông dương để Nhật mua hàng.
Trước tình hình ngân sách chiến tranh tăng nhanh, Pháp đã phải in ra mộtkhối lượng lớn giấy bạc bù vào số thiếu hụt của ngân sách, số tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành đã tăng lên vùn vụt: từ 135 triệu năm 1940, lên 2.172 triệu năm 1945, gấp 16 lần. Do đó, đã xảy ra tinh trạng lạm phát nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ.
Về tỉnh chất của nền kinh tế, dưới thời thực dân Pháp thống trị nền kinh tế Việt Nam mất dần tính chất phong kiến thuần túy, trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, trong đó kinh tế đế quốc chiếm vị trí thống trị, kinh tế tự cấp, tự túc bị thu hẹp, sản xuất hàng hóa phát triển, nhưng quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến. Những biến đổi của nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của chính phủ thuộc địa Pháp. Các chính sách đó đã tạo điều kiện cho tư bản Pháp xâm nhập, tạo ra hình thức sở hữu tư nhân tư bản trước hết là của người Pháp, do đó đã thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản ở Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tư bản gắn với sự thống trị và độc quyền của tư bản Pháp đã không xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, mà hòa trộn, đan xen, trùm lên các quan hệ phong kiến.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan hang dong duong