Trang

Subscribe:

Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam

    Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, quá trình tập trung ruộng đất vào trong tay điền chủ Pháp đã diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn. Năm 1900, người Pháp đã chiếm được 301.076 ha, năm 1930 lên đến 1.025.000 ha, tăng hơn 3 lần và chiếm hơn 20% diện tích canh tác của Việt Nam. Không những thế, thực dân Pháp còn tạo điều kiện để địa chủ người Việt tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.

    Do đó, giai cấp địa chủ không đầy 5% dân số mà đã chiếm đoạt trên 50% tổng số ruộng đất. Ruộng đất của nhà thờ, công điền công thổ chiếm trên 10%, nhưng thực chất cũng thuộc quyền độc chiếm của địa chủ đội lốt thầy tụ và của cường hào quan lại mà thôi. Còn nông dân chiếm trên 90% dân số mà chỉ cổ chưa đầy 20% ruộng đất.

Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam

    Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất ở Việt Nam để lập ra các đồn điền, và đồn điền có thể chuyển nhượng qua tay nhiều điền chủ khác nhau, nhưng số lượng đồn điền và diện tích biến động không nhiều sau năm 1930. Tính đến năm 1943, trên cả nước có 3.928 đồn điền, chủ yếu ở Nam Kỳ. Quy mô đồn điền có nhiều loại, năm 1918, ở Bắc Kỳ, có 205 đồn điền cổ quy mô dưới 100 ha, chiếm 43% tổng số đồn điền và 1,72% diện tích, số còn lại có quy mô trên 100 ha. Trong đó, có đồn điền rộng tới 15.000 ha bao trùm gần như cả huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) và một tổng thuộc tỉnh Thái Nguyên. Do quy chế nhượng cấp dễ dàng nên nhiều đồn điền do người Pháp chiếm hữu rất rộng nhưng không được canh tác hết. Chỉ có khoảng 44% diện tích đồn điền được canh tác, trong đó đất đã từng là ruộng hoặc có thể cấy lúa thi được cấy gần hết, còn đất các vùng trung du, nơi có thể trồng cây công nghiệp thì chỉ khoảng 20% tồng diện tích đồn điền của Pháp được đưa vào canh tác, Tính đến năm 1930, diện tích đồn điền Pháp đã được lúa là 285.500 ha, chiếm hơn 70% diện tích. Loại cây thứ hai được người Pháp chú ý mở rộng diện tích canh tác là cao su từ năm 1897 đến năm 1910 có 15.850 ha và đến năm 1930 đã tăng lên đến 99.678 ha. Sau cao su là cà phê, được Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam năm 1870, đến năm 1930 diện tích cà phê đạt 10.700 ha.

    Trong một số đồn điền, trồng trọt đã được kết hợp với chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu sức kéo, phân bón cho cây trồng trong điều kiện máy móc và phân hóa học chưa được nhập nhiều vào Việt Nam. Cũng cỏ một số ỉt dồn điền chuyên chăn nuôi. Ở Bắc Kỳ năm 1918 có 16 đồn điền chuyên chăn nuôi, như đồn điền của Gober ở Bắc Ninh rộng 229 ha, nuôi 2.000 con bò cung cấp sữa, bơ, pho mát cho tiêu dùng của người Pháp ở Hà Nội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: viet nam thoi phap thuoc