Trang

Subscribe:

Công tác về mậu dịch giai đoạn 1951-1954 của Việt Nam

     Ngày 14-5-1951, Chính phủ thành lập cơ quan mậu dịch quốc doanh thay cho Cục tiếp tế vận tải và Cục ngoại thương giai đoạn trước. Mậu dịch quốc doanh có nhiệm vụ cung cấp cho quân đội, cơ quan, điều hòa thị trường ổn định giá cả, giúp đỡ sản xuất phát triển và đấu tranh với địch trên mặt trận lưu thông hàng hóa. Khi mới thành lập, mậu dịch quốc doanh chủ trương nắm khâu bán buôn là chính, nắm một số mặt hàng chính như: gạo, muối, vải, giấy, đường, dầu hoả, xà phòng và tập trung quản lý ở 10 thị trường quan trọng như: Kỳ Lừa (Lạng Sơn), Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nho Quan (Ninh Bình), cầu Trâu (Thanh Hóa), chợ Trang (Nghệ An), An Tân (Quảng Nam), Đập Đá (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên).

     Việc kinh doanh của mậu dịch quốc doanh được phát triển nhanh chóng, năm 1954 so với 1951 giá trị hàng hóa thu mua tăng 23 lần. Khối lượng hàng hóa mậu dịch quốc doanh đã cung cấp cho quân đội, cơ quan và nhân dân ngày càng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, mậu dịch quốc doanh còn nhỏ bé nên thương nghiệp tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70- 80% trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong những năm 1953-1954.

Công tác về mậu dịch giai đoạn 1951-1954 của Việt Nam

     Mậu dịch quốc doanh đã nhanh chóng phát huy vai trò của mình trong việc phục vụ sản xuất, điều hòa thị trường, ổn định giá cả, đảm bảo cung cấphàng hóa và đấu tranh kinh tế với địch. Cùng với Ngân hàng, Tài chính, Mâu dịch quốc doanh đã góp phần bình ổn vật giá. Do vậy, giá cả những mặt hàng quan trọng như: gạo, muối, vải được ồn định và nhiều nơi giá được giảm xuống như giá gạo hạ 25-30%, muối hạ 30-40%, vải hạ 30%.

     Bên cạnh Mậu dịch quốc doanh, Nhà nước vẫn tạo điều kiện cho thươngnhân tự do buôn bán. Trong thời gian (1953-1954) tư thương chiếm 70-80 %mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Do đó thương nghiệp của tư nhân cũng góp phần cùng với Mậu dịch quốc doanh cung cấp hàng hóa cho nhu cầu của kháng chiến và nhân dân, điều hòa thị trường và đấu tranh kinh tế với địch.

     Cùng với những thắng lợi về quân sự, thời kỳ (1951-1954) chúng ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với nước ngoài. Cuối năm 1950, ta giải phóng các tỉnh biên giới phía Bắc, giúp cho việc mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa.

     Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với chính phủ CHND Trung Hoa. Thực hiện hiệp định này, chúng ta đã xuất khẩu sang Trung Quốc nông lâm thổ sản như: chè, gỗ, hồi, quế, sa nhân, trâu bò… và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, sắt thép, hóa chất, vải, dược phẩm, hàng tiêu dùng. Năm 1953, Chính phủ ta ký với Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch nhân dân biên giới quy định việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt – Trung. Ngoài quan Hệ thương mại, Trung Quốc còn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một số vật tư hàng hóa.

     Từ đầu năm 1950 trở đi, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại với Liên Xôvà các nước xã hội chủ nghĩa. Việc phát triền và mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế vùng tự do và với cục diện đấu tranh về kinh tế với địch, góp phần tăng tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng có thêm vật tư, hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu của kháng chiến và dân sinh ổn định thị trường và giá cả. Mặt khác, phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa còn hỗ trợ đắc lực cho thực hiện chính sách trao đổi có lợi với vùng tạm chiếm. Vùng tạm chiếm không còn là nguồn cung cấp độc quyền hàng ngoại hóa mà ta cần. Điều đó đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên mặt trận kinh tế theo hướng có lợi cho ta, góp phần to lớn trong thắng lợi của ta trong cuộc đấu tranh mậu dịch với địch.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: việt nam thời pháp thuộc