Trong làm ăn kinh tế, nhất thiết phải chú trọng đến vấn đề bản quyền và thương hiệu sản phẩm. Vì bàn quyền và thương hiệu liên quan đến sự sống của các công ty. Đối với thương nhân Việt Nam, cần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề bản quyền và thương hiệu sản phẩm vì họ đang tiếp cận với một nền thương mại hiện đại của Pháp. Theo các soạn giả của Đông Kinh nghĩa thục thì bản quyền và thương hiệu chính là sản nghiệp của người tạo ra nó. Bởi vì để có được những phát minh thì những người phát minh phải đầu tư nhiều sức lực và cả tiền bạc.
Tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh và vai trò của doanh nhân cũng được những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục rất coi trọng. Vượt qua giới hạn của hệ tư tưởng Nho giáo truyền thống, chìa xã hội thành bốn hạng người theo thứ bậc sĩ, nông, công, thương và đã khẳng định vai trò của các doanh nhân lớn. Các soạn giả cho rằng, ở Việt Nam có rất ít các nhà đại tư bản vì nền công nghiệp chưa phát triển. Con cái nhà giàu có gia sản thừa kế lớn lại không có kiến thức kinh doanh. Đồng tiền của họ sẽ trở thành vô dụng.
Các soạn giả cho rằng, nước ta cần phải chấn hưng thực nghiệp. Thực nghiệp càng phát triển thì đất nước càng giàu mạnh. Nước ta có những điều kiện thuận lợiđể phát triển các ngành nghề kinh tế. Bên cạnh thuận lợi là những khó khăn trong phát triển thực nghiệp. Nước ta có bốn nghề cơ bản là sĩ, nông, công, thương. Là một nước chuyên chế, chỉ có quan là tôn quý nhất, sĩ cũng tôn quý nhất vì họ có thể lên quan. Thành kiến trọng sĩ, khinh thương ở nước ta là cố hữu, khó lòng phá bỏ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực nghiệp nước nhà không được chấn hưng. Do vậy, họ cho ràng công nghiệp là “cội gốc văn minh” và kêu gọi phát triển giáo dục, dạy nghề và thực hành theo nghề nghiệp mới như nghề điện cơ, điện khí, hỏa xa, nghề buôn bán. Đương nhiên doanh nhân cũng là một nghề cần phải học, nhất là học những cái văn minh của các nước tiên tiến. Cụ Lương Văn Can là người sớm đưa ra triết lý kinh doanh phải có đạo đức: “Bí quyết thành công đối với nhà doanh nghiệp là sự trung thực, nghĩa là nguồn lợi thu về phải theo lẽ tự nhiên…
Giả dụ như người tích trữ gạo, vải lại mong mất mùa lúa, mùa bông thì đó là cái tâm địa ích kỷ, độc ác. Lại có người kinh doanh chuyên mua thừa, bán thiếu, làm hàng giả để đánh tráo hàng thật cũng bởi lòng tham khôn cùng đấy thôi. Xét kỹ ra, người ta giàu nghèo là ở tâm đức, ở lòng ngay thẳng, khoan hồng với người, đây cũng chính là phép thuật kinh doanh vậy…”.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: xã hội việt nam thời pháp thuộc