Trong thời gian 1899-1903, bình quân hàng năm Đông Dương thuộc Pháp (trong đó chủ yếu là Nam Kỳ) đã xuất khẩu 809.000 tấn lúa và sản .phẩm từ lúa gạo; từ 1919 đến 1923 trung bình là 1.331.000 tấn; và đạt đến 15.820 tấn trong những năm 1933-1937.
Sự gia tăng của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cùng một số loại nông phẩm khác chỉ đem lại lợi nhuận lớn cho tư bản Pháp còn đời sống phần lớn nhân dân vẫn đói nghèo.
Nhìn chung, sự thống trị của Pháp đã làm xuất hiện một số đồn điền với hàng trăm, hàng nghìn hecta ruộng đất của tư bản Pháp là một hiện tượng mới, nó phá vỡ từng phần chế độ sở hữu cổ truyền kiểu “công điền công thồ” đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Chính lợi nhuận đã thúc đẩy người Pháp phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, chè… bên cạnh việc tăng cường khai thác nguồn lúa gạo – cây mặt hàng xuầt khấu chủ yếu của Việt Nam thời thuộc Pháp, điều đó chứng tỏ sự bắt đầu này sinh một số yêu tố của nền nông nghiệp hàng hóa (dù mới ở mức độ hạn chế) từ sự xâm nhập của tư bản Pháp. Vì lợi ích của người pháp, chính phủ thuộc địa đã đầu tư một số vốn cho cơ sở hạ tầng như đào kênh thủy lợi, mở mang đường sá. Điều đó cũng có tác động đến việc mở rộng diện tích canh tác, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự giao lưu hàng hóa nông sản. Sự tập trung khối lượng nông sản hàng hóa lớn cho xuất khẩu đã thúc đẩy sự xuất hiện kỹ thuật chế biến sản phẩm như xay xát gạo, chế biến cà phê, chè… Đó là những khía cạnh mới so với trước khi người Pháp có mặt ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự thống trị của Pháp không làm thay đổi căn bản tính chât lạc hậu của nền nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn nồng dân không có ruộng, phải lĩnh canh của địa chủ và nộp địa tô rất nặng. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính phân tán dựa trên kỹ thuật thủ công lạc hậu, năng suất rất thấp.
Do ruộng đất tập trung trong tay một số ít địa chủ nên đã giúp cho Pháp dê dàng nắm được khối lượng lương thực lớn cho xuất khẩu. Điều đó làm cho đời sống của nông dân không những không được cải thiện mà còn bị bân cùng hóa hơn. Nhiều nông dân đã bỏ làng xóm, tìm đến các đôn điên của tư bản Pháp để tìm việc làm, nhưng chế độ lao động ờ đây còn hà khác hơn.
Sản xuất công nghiệp
Công cuộc xâm chiếm thuộc địa của các nhà thực dân là nhăm khai thác các nguồn tài nguyên và tìm kiếm thị trường tiêu thụ phục vụ cho sự phát triền của công nghiệp ở chính quốc Pháp. Điều đó được thể hiện trong lời của Toàn quyền Đông Dưomg Pôn Đume năm 1897 rằng: “Nếu việc xây dựng công nghiệp cần được khuyến khích ở thuộc địa thì chỉ trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc”.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: đồng tiền việt nam