Trang

Subscribe:

Vấn đề tài chính của vùng tạm chiếm

     Sản xuất công nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng làm cho chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp thực hiện trọng vùng tạm chiếm bị phá sản, tài chính bị thâm hụt nặng nề, phần lớn số thu của ngân sách không phải dựa vào nền kinh tế trong vùng mà dựa vào nguồn thu từ thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hoặc những khoản trợ cấp và trích từ quỹ dự trữ. Nhưng vẫn không đủ chi, chính quyền thuộc địa phải dựa vào viện trợ của Mỹ.

     Viện trợ của Mỹ cho chiến tranh Đông Dương chính thức thực hiện từ ngày 16-2-1950, đến hết năm 1950 số viện trợ Mỹ đã là 31 triệu USD Mỹ, tương đương với 10,8 tỷ Fr; năm 1952 đã tăng lên đến 568 tỷ Fr chiếm 50% tổng chi phí cho chiến tranh; năm 1954 là 475 tỷ Fr, chiếm 80% tổng chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

Vấn đề tài chính của vùng tạm chiếm

     Mặt khác, do ngân sách chiến tranh tăng nhanh, chính quyền thuộc địa vẫn phải tăng phát hành tiền. Năm 1954 lượng tiền phát hành tăng hơn 4 lần so với năm 1945. Lạm phát tăng làm cho giá cả tăng vọt, nếu lấy tháng 3- 1946 là 100 thì đến năm 1954 giá cả tăng 732%. Đời sống của nhân dân vùng tạm chiếm, nhất là nhân dân ở các thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

     Nhìn chung kinh tế vùng bị tạm chiếm trong kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn là nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Các ngành sản xuất ngày càng giảm sút, ngoại thương nhập siêu ngày càng lớn, tài chính kiệt quệ, lạm phát và giá cả tăng vọt. Nền kinh tế vùng tạm chiếm ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc