Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Tình hình tài chính kiệt quệ khi quyền phát hành tiền tệ vẫn còn nằm trong tay Pháp. Quân Quốc dân đảng vào Việt Nam đem theo tiền Trung Quốc ép chính phủ ta phải tiêu dùng cũng gây rối loạn tiền tệ. về chính trị, theo Hiệp định hiệp định Postdam do các nước Đồng minh ký kết, 18 vạn quân Quốc dân đảng Trung Hoa tràn vào phía Bấc Việt Nam, mang danh nghĩa đến tước khí giới của quân đội Nhật.
Ở phía Nam, quân đội Anh đã tiến vào Sài Gòn, theo sau họ là quân đội Pháp. Đất nước bị bao vây phong tỏa về kinh tế khi tình hình chính trị có nhiều phức tạp. Kẻ thù khác nhau về màu da và tiếng nói nhưng đều có đã tâm chung là bóp chết nền cách mạng non trẻ của ta. Trong điều kiện ấy, để góp phần cùng cố chính quyền cách mạng, Đảng và Chính phủ đã nhanh chóng tiến hành phục hồi kinh tế.
Khẩn trương mở chiến dịch cửu đói
Sau Cách mạng tháng Tám, nạn đói đầu năm 1945 có phần dịu đi do cách mạng phá kho thóc của Pháp – Nhật chia cho dân và vì vụ chiêm năm 1945 đã thu hoạch thêm được một số thóc, nhưng nạn đói vẫn rất trầm trọng. Hàng vạn người đang có nguy cơ bị chết đói vìsố thóc trên có ít mà vụ mùa năm 1945 bị thất thu 50% do có trận lụt lớn làm cho 9 tỉnh ở Bắc Bộ bị vỡ đê. Đó là một thử thách lớn, đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triền của cách mạng.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3-9-1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra: Phải khẩn trương mở chiến địch cứu đói. Đó là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của cả nước lúc ấy (cứu đói ở miền Bắc và kháng chiến ở miền Nam).
Để giải quyết nạn đói, trước mát Chính phủ kêu gọi toàn dân đoàn kết giúp đơ lần nhau thông qua phong trào “Hũgạo cứu đói”,“Ngày cứu đói” v.v… Tổng Hội cứu tế và Hội cứu đói được thành lập, gạo quyên góp được đưa đến tận tay người đang bị đói.
Chính phủ còn thực hiện các biện pháp tiết kiệm lương thực, cấm dùng lương thực để nấu rượu, làm quà bánh v.v… Đồng thởi, ban hành một số sắc lệnh nhằm giải quyết khó khăn về lương thực như sắc lệnh cấm đầu cơ tích trữ lương thực (5-9-1945), cho tự do lưu thông thóc gạo giữa các vùng, khuyến khích chuyển gạo từ Nam ra Bắc.
Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ đề ra phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Chính phủ có biện pháp để hỗ trợ cho nông dân như: ngày 29-11-1945, Bộ Nội vụ ra thông tư quy định địa chủ giảm tô25% cho nông dân, tạm cấp ruộng đất công, ruộng của bọn việt gian phản động và của thực dân Pháp cho nông dân cày cấy. Tổ chức nhân dân hàn khẩu những quãng đê bị vở, vận động nông dân nhanh chóng cấy tái giá, giúp nông dân vay vốn, cung cấp giống, nông cụ.
Bằng nhiều biện pháp tích cực như trên, chỉ trong một thởi gian ngăn – từ tháng 9 đến tháng 12-1945, diện tích trồng hoa màu ở Bắc Bộ tăng 3 lần, năm 1946 so với năm 1944 sản lượng lúa vượt 38,8%. Nhờ đó nạn đói bị chặn đứng. Thắng lợi ấy là “một kỳ công của chế độ dân chủ nhân dân” và đã có tác dụng trọng yếu việc củng cố và bảo vệ chính quyền nhân dân.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời pháp thuộc