Ngoài ra, còn nhiều thứ thuế vỗ lý khác như thuế sòng bạc (mở ra nhiều sòng bạc để thu thuế), thuế cư trú, thuế nhốt súc vật, thuế mái hiên, thuế đổ rác… Để tăng thu cho ngân sách, thởi kỳ này Pháp cũng đặt ra nhiều hình thức khác như: phát hành công trái, xổ số, lạc quyên…
Sưu thuế là gánh nặng đối với người dân Việt Nam. Một nhà nghiên cứu Pháp – Paul Bemard đã tính binh quân trong năm 1930, mức thuế theo đầu người Việt Nam phải đóng ở Nam Kỳ là 20 đồng, ở Trung Kỳ là 5 đồng, ở Bắc Kỳ là 6 đồng. Mức thuế trên chiếm 35% tổng thu nhập của người dân ở Nam Kỳ, 17% ở Bắc Kỳ, 16% ở Trung Kỳ. Trong điều kiện của một nước nghèo, đa số dân làm chưa đủ ăn thì thuế chỉ làm cạn kiệt tiềm năng phát triển của xãhội. Thậm chí, thuế còn là những tai họa khủng khiếp đối với nhân dân ta: bị phá sản, bần cùng, gia đình li tán, hoặc bị tù tội.
Về chi tiêu ngân sách: Phần lớn các khoản thu ngân sách dùng để chi cho bộ máy quản lý hành chính, thưởng chiếm trên dưới 50%. Một phần khác đáng kể, chiếm khoảng 10%, để đóng góp cho chính quốc. Chi cho các công trình công cộng chiếm khoảng 10%. Phần chi cho sự nghiệp kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Đó là một đặc điểm nổi bật trong đường lối chi tiêu của đế quốc Pháp ở Việt Nam. Do đó, việc mở mang thuộc địa diễn ra rất chậm chạp.
Ngay cả các nhà nghiên cứu Pháp cũng phê phán cơ cấu chi tiêu ngân sách như trên là không kích thích sự phát triển, mang nặng tính ăn bám: “Việc quản lý hành chính quá tốn kém. Nó nuốt hết gần một nửa tổng số chi phí của ngân sách chung. Công chức được tuyển dụng quá đông. Năm 1914, theo thống kê có 12.200 công chức, năm 1929 tăng lên tới. 23.600 công chức. Trong đó dùng một công chức người Pháp phải trả lương tốn gấp 10 lần công chức người bản xứ”. “Tỷ lệ của những chi phí sinh lợi quá thấp so với những chi phí không sinh lợi. Các công việc quản lý hành chính quá tốn kém là lý do sâu xa của sự mất cân đối này”
- Tiền tệ: Trước năm 1875, ở Việt Nam đã có nhiều loại tiền của người nước ngoài như tiền của Mexico, Anh, Mỹ lưu hành song song với tiền bằng đồng và tiền kẽm do các triều đại phong kiến Việt Nam đúc ra. Tiền của người nước ngoài có trọng lượng bạc gần như nhau và tương đương với mệnh giá của đồng tiền nên được người Việt Nam chấp nhận sử dụng trong trao đổi và cất trữ. Năm 1875, Tổng thống Pháp ban hành sắclệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương và giao cho độc quyền phát hành một loại tiền mới lưu hành ở cả ba nước Đông Dương, thưởng gọi là đồng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương đầu tiên đặt trụ sở ở Sài Gòn, sau đó đặt thêm các chi nhánh ở Hải Phòng năm 1885, Hà Nội năm 1897, Đà Nang năm 1891, tiếp theo là các tỉnh khác như Nam Định, Vinh, Quy Nhơn…