Trang

Subscribe:

Khái quát việc chấn chỉnh công tác kinh tế – tài chính

     Sau chiến dịch biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn tổng phản công. Những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho kháng chiến và dân sinh đòi hỏi ngày càng lớn. Trong khi đó, chính sách kinh tế – tài chính không đáp ứng được, thu ngân sách không đủ bù chi tiêu, tiền tệ mất giá, giá cả táng vọt, hàng hóa khan hiếm. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc khóa II (tháng 2-1951), và các Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951), lần thứ hai (9- 1951) đã chủ trương phải chấn chỉnh toàn diện về kinh tế – tài chính, nhằmđáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Trong đó xác định chính sách tài chính là then chốt.

Chấn chỉnh công tác kinh tế – tài chính

    Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng khóa II, Chính phủ đề ra ba công tác lớn cấp bách để giữ vững đồng tiền, ổn định giá cả và thăng bằng thu chi cho ngân sách, chống lại âm mưu phá hoại kinh tế của địch.

Khái quát việc chấn chỉnh công tác kinh tế – tài chính

Công tác ngân hàng

     Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam vào ngày 6 -5-1951. Ngân hàng có nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý lưu thông tiền tệ, huy động vốn và cho vay phát triển sản xuất, quản lý ngoại hối và đấu tranh với địch trên lĩnh vực tiền tệ… Ngân hàng có chi nhánh ở các tỉnh và các trạm đổi tiền ở vùng giáp ranh giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, ở miền Nam, do hoàn cảnh kháng chiến, nằm xa Trung ương, Chính phủ cho phép thành lập Ngân hàng nhân dân và phát hành tiền riêng theo sự chỉ dẫn của Ngân hàng quốc gia. Ngân hàng quốc gia đã phát hành tiền mới từ tháng 5-1951 và đổi lấy tiền tài chính theo tỷ lệ 10 đồng tiền tài chính lấy 1 đồng tiền ngân hàng mới. Đây là lần cải cách tiền tệ đầu tiên ở Việt Nam, nó góp phần làm cho đồng tiền ổn định, giá cả bình ồn, tạo điều kiện cải thiện đời sống của nhân dân.

       Trong giai đoạn này, ngân hàng còn có nhiệm vụ quan trọng là đấu tranh về tiền tệ với địch. Hình thức đấu tranh thay đối tùy theo từng vùng, vùng mới giải phóng, chính phủ quy định: thuế thu băng tiền ngân hàng, các cơ quan thương nghiệp quốc doanh chi bán hàng bằng tiền ngân hàng. Ờ vùng tạm chiếm, lúc đầu lưu hành cá hai loại tiền, tiền Đông Dương và tiền ngân hàng, số lượng tiền của hai loại tùy theo tương quan lực lượng giữa ta và địch. Nhưng đến năm 1953, khi đồng Đông Dương bị mất giá nhân dân không tin tưởng vào đồng Đông Dương, chi lưu hành tiền ngân hàng.

     Ngân hàng thông qua các chi nhánh ở các địa phương thực hiện cho vay để phát triển sản xuất bao gồm các hộ nông dân, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh và tư thương góp phần phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả từ năm 1951-1954 khối lượng tiền cho vay tăng 410 lần với số tiền 6,1 tỷ đồng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời pháp thuộc