Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phá đường giao thông để ngăn chặn sự tiến công của địch bằng xe cơ giới. Do vậy, đã có tới 10.700 km đường ô tô, 1.540 km đường sắt; 30.500 m cầu, 84 đầu máy xe lửa bị phá huỷ v.v… Khỉ cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, trước yêu cầu phải tu bồ đường giao thông để vận tải tiếp tế cho bộ đội, cơ quan và giao lưu hàng hóa, Chính phù thành lập một hội đồng chuyên trách điều hòa, bảo đảm vừa phá hoại, ngăn cản bước tiến quân của địch, vừa đảm bảo giao thông vận tải phục vụ cho kháng chiến.
Từ năm 1948, một số đoạn đường bộ được tu sửa, đắp lại để xe thô sơ có thể đi lại được dễ dàng. Năm 1949 hơn 400 km đường bộ đã được tu sửa, hàng nghìn mét cầu qua sông, qua lạch được bắc lại. Đến năm 1950, do nhu cầu vận chuyển hàng quân sự bằng cơ giới, nhiều đường cũ đã được mở rộng cùng với việc xây dựng một số đường mới như Bắc Sơn, Đình Cả – Thái Nguyên.Về phương tiện giao thông trong điều kiện chiến tranh, Đảng và Chính phủ ta chủ trương huy động các loại phương tiện kết hợp cơ giới với thô sơ (các phương tiện thô sơ như ngựa thồ, xe cút kít, xe bò, xe trâu, xe đạp thồ, thuyền nan, thuyền buồm, xe ba gác v.v… phương tiện cơ giới như ô tô vận tải, xe lửa, xe gòng). Việc phối hợp các loại phương tiện vận tải thô sơ và cơ giới, chu yếu là phương tiện thô sơ đã góp phần chuyên chở hàng chục vạn tấn hàng hóa, đạn dược cho cơ quan, bộ đội, xí nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu mọi mặt cho kháng chiến, đầu năm 1947, Chính phủ đã thành lập Nha tiếp tế, đến tháng 2-1948 đổi thành Cục tiếp tế vận tải, nhiệm vụ chủ yếu là thu mua, tổ chức vận chuyển thóc, gạo, ngô, muối, đường, dầu hỏa, giấy viết v.v… một phần để cung cấp cho bộ đội, cán bộ công nhân viên, tiếp tế cho đồng bào miền núi, một phần dự trữ cho kháng chiến.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc