Trang

Subscribe:

Tình hình phục hồi công thương nghiệp

    Tình hình công thương nghiệp sau cách mạng tháng Tám giảm sút rất nghiêm trọng. Ngành mỏ năm 1945 so với năm 1940 có số lượng công nhân giảm chỉ còn khoảng 10% (từ 39.500 công nhân giảm xuống còn khoảng 4.000 công nhân). Sản lượng than khai thác giảm từ 2,5 triệu tấn xuống còn 231 nghìn tấn (tức còn chưa được 10%). Công nghiệp khai than cũng gần như tê liệt hoàn toàn. Điều đó một phần là do trong chiến tranh, những xí nghiệp quan trọng đã bị quân đội Nhật chiếm và khai thác phục vụ chiến tranh nên đã bị quân đội đồng minh ném bom phá hoại. Mặt khác là do các chủ người Pháp ngừng đầu tư, sa thải công nhân, rút vốn về nước.
\
Tình hình phục hồi công thương nghiệp

    Chủ trương của Chính phủ về kinh tế tài chính là: “Kiến thiết nền kinh tế quốc dân làm cho nước nhà giàu mạnh, theo nguyên tắc tự do kinh doanh, tăng gia sản xuất, bảo vệ quyền lợi quốc gia, điều hòa quyền lợi giữa tư bàn và lao động, giữa địa chủ và nông dân, giữ vững chủ quyền về thuế quan và ngoại thương, khuyến khích và giúp đỡ công nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp, củng cố tài chính quốc gia”.

-  Về giao thông vận tải: Chính phù đã thủ tiêu quyền kinh doanh đường xe lửa Hải Phòng – Vân Nam, và giao cho Bộ Giao thông công chính quản lv. Đồng thời tiến hành khôi phục, sửa chữa những cơ sở giao thông vận tải bị tàn phá sau chiến tranh. Kết quà đã khôi phục được 50 trong số 60 chiếc cầu bị phá, sửa chữa được 500 km đường bộ, tu sửa 32 km đường sắt. Chỉ hơn 1 tháng sau Cách mạng tháng Tám, đường xe lửa đã được tổ chức lại, đường xe lửa từ Nam ra Bắc và ngược lại đã được thông suốt.

-  Về thương nghiệp: Ngày 5-9-1945, Chính phủ ra sác lệnh thù tiêu luật lệ ngăn sông cấm chợ do Pháp, Nhật đặt ra trước đây. Ngày 22-9-1945, Sắc lệnh về việc bãi bỏ các nghiệp đoàn độc quyền kinh doanh. Đồng thời, chính phủ chủ trương khuyến khích buôn bán, vận động các nhà buôn thành hội thương gia Việt Nam, phòng thương mại. Để quản lý thương nghiệp, ị tháng 10-1945, Nha thương vụ Việt Nam được thành lập.Chính phủ ta kiên quyết nắm quyền kiểm soát ngoại thương. Ngày21-8-1945 ra sắc lệnh số 160: cấm tư bản nước ngoài xuất khẩu đồ vật về xe hơi và phụ tùng. Ngày 9-11-1945, Chính phủtuyên bố huỷ bỏquyền ưu tiên xuất nhập khẩu đối với tư bản pháp. Đối với hàng hỏa được xuất khẩu, tư bản Pháp phái tuân theo luật lệ của ta, phải khai báo và xin phép. Trong Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Phôngtennơblô, phái đoàn của ta đã bác bỏ những quan điểm của Pháp, kiên quyết bảo vệ chủ quyền về thuế quan và kiểm soát hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn này, ngoại thương của Nhà nước Việt Nam còn rất hạn chế bởi hầu hết các cửa khẩu quan trọng đều bị phong tỏa, hoặc nằm trong sự kiểm soát của quân đội nước ngoài.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đồng tiền việt nam