Cuộc kháng chiến càng phát triển, nhu cầu về hàng tiêu đùng càng lớn. Do đó Đảng và Chính phủ ta chủ trương phục hồi tiếu thủ công nghiệp và xây dựng công nghiệp quốc doanh phục vụ cho kháng chiến và dân sinh.
- Đối với tiểu thủ công nghiệp, những ngành thiết yếu đối với kháng chiến và dân sinh như dệt, giấy, ấn loát, xà phòng, chiếu bát, muối, mắm, đường, nông cụ, thủy tinh v.v… được phục hồi và phát triển. Những ngành . cổ tính chất xa xi như đồ thêu ren, khảm, sơn mài v.v… thì tạm ngừng hoạt động.
Nhà nước áp dụng các biện pháp để khuyến khích thợ thủ công như cho vay vốn, định mức, thuế thích họp cho từng loại và phổ biến kinh nghiệm sản xuất. Với sự giúp đỡ của Nhà nước, các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân. Nghề sản xuất giấy từ chỗ chưa cố cơ sở nào khi bắt đầu kháng chiến, đến năm 1950 đã tổ chức được hàng trăm cơ sở ở các liên khu, các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa v.v… mỗi năm sản xuất 1.000-1.500 tấn giấy. Nghề dệt được xây đựng ở tất cả các nơitrong vùng kháng chiến, ở Nam Bộ có 5.192 khung cửi, tự túc được 100% nhu cầu về mặc (năm 1949).
Liên khu V tự túc được toàn bộ vải mặc, và còn cung cấp cho khu khác. Liên khu III, IV đã sản xuất được lố triệu mét vải (1948) và 23,2 triệu mét vải (1950), tự túc được 40% nhu cầu của địa phương.
- Đảng và Chính phù chủ trương xây dựng cơ sở công nghiệp quốc doanh dân dụng để sản xuất tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng cho bộ đội và nhân dân.
Nhiều cơ sở khai thác than nhỏ được xây dựng ở Thái Nguyên, Tuyên Quang khai thác khoáng sản như thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng) sản xuất được 20 tấn thiếc trong thòi gian từ năm 1946 đến năm 1950, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo đã sản xuất được máy tiện, máy bào, máy kéo loại nhỏ.
Ngành hóa chất sản xuất được thuốc nổ, cồn 90°c, ete. Nhiều cơ sở sản xuất diêm, thuốc lá, xà phòng, da, giấy v.v… quốc doanh đã được xây dựng. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sản xuất được cả giấy in tiền. Những cơ sở kinh tế quốc doanh đầu tiên của ta trong kháng chiến tuy nhỏ bé nhưng đã đáp ứng nhu cầu tối thiểu về hàng tiêu dùng cho kháng chiến và nhân dân.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời kỳ pháp thuộc