Trang

Subscribe:

Hoàn thành chương trình cải cách ruộng đất

Hoàn thành cài cách ruộng đất và bước đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

     Sau khi mới giải phóng, tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về việc tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất ở những nơi chưa làm, chủ yếu là vùng mới giải phóng.

     Cải cách ruộng đất ở giai đoạn này được tiến hành trong 3 đợt: đợt 3 (tháng 2 đến 6-1955); đợt 4 (tháng 6 đến 12-1955) và đợt 5 (tháng 12-1955 đến tháng 7-1956). Qua 5 đợt cải cách mộng đất (kể cả 2 đợt tiến hành trong kháng chiến) cho tới tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đã tiến hành ả 3.653 xã, 22 tinh, phần lớn ở vùng đồng bằng và trung du. Kết quả là đã chia 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 15 vạn nhà cửa, 2 triệu nông cụ cho khoảng 2,1 triệu họ nông dân với 9,5 triệu người (trong tổng dân số miền Bắc năm 1955 là hơn 13,5 triệu người). Nhờ đó đã làm thay đồi hẳn quan hệ ruộng đất trong nông thôn miền Bắc.

Hoàn thành chương trình cải cách ruộng đất

     Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Mơ ước của người nông dân là “người cày có ruộng” đã được thực hiện triệt để, giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ và xóa bỏ hoàn toàn. Các gia đình nông dân được chia ruộng đất, phấn khởi làm ăn nên năng suất, sản lượng lương thực trong giai đoạn này đã tăng lên rõ rệt.

     Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng. Hội nghị Trung ương 10 tháng 9 -1956) đã nêu: “Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu, nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn một cách máy móc và không chịu điều tra, nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta… Trong lúc thi hành một mực chống hữu khuynh, trong khi Kiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng… Hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chỉnh quyền”. Cũng trong Hội nghị này, Đảng ta đã đề ra chủ trương sửa sai. Vì vậy, chỉ sau mấy tháng, tình hình xã hội đã ổn định, thắng lợi của cải cách ruộng đất đã được phát huy.

     Trong công thương nghiệp, Nhà nước chủ trương sử dụng, hạn chế và bước đầu cải tạo đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được sử dụng như gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý. Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng các chính sách thuế, giá cả để hướng việc kinh doanh của họ phục vụ cho quốc kế dân sinh. Như vậy, thành phần kinh tế tư bản nhà nước đã được áp dụng trong giai đoạn khôi phục kinh tế. Kinh tế tư bản nhà nước mới bắt đầu ở hình thức thấp. Đây là một chủ trương đúng và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và đã huy động nguồn lực đa dạng trong dân cư để khôi phục nhanh chóng nền kinh tế.


Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng và Nhà nước

     Trước khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 8-1954 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc trong giai đoạn này là hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo cơ sở kinh tế chính trị vững chắc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó cải cách ruộng đất là công tác trung tâm, khôi kinh tế là công tác trọng yếu. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3-1955) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 8-1955), những mục tiêu chính của khôi phục kinh tế đã được cụ thể hơn:

- Khôi phục mức sản xuất ngang mức trước chiến tranh năm (1939),  đặc biệt chú ý khôi phục nông nghiệp, vì sau một thờigian dài bị chiếntranh tàn phá, nông nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với đờisống nhân dân, đối với chính sự phục hồi các lĩnh vực kinh tế khác.

Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng và Nhà nước

- Khôi phục hệ thống giao thông vận tải là huyết mạnh của nền kinh tế

- Khôi phục sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.

- Với công nghiệp,chủ yếu khôi phục những xí nghiệp của Pháp còn để lại, xây dựng mới trong chừng mực cho phép.

- Thương nghiệp phải phục hồi để đảm bảo lưu thông hàng hóa; ôn định tiền tệ và tài chính, thăng bằng thu chi, bình ổn vật giá.

- Duy trì và tôn trọng những hình thức kinh tế nhiều thành phần, chú trọng kinh tế quốc doanh nhưng không loại trừ các thành phần kinh tế khác.

     Hội nghị Tnmg ương 8 cũng đã chủ trương: “Điều tra, nghiên cứu tình hình kinh tế nước nhà, nắm vững số liệu, chuẩn bị để sang năm 1957 phát triển kinh tế có kế hoạch”. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều thành phần, kinh tế cá thể và tư nhân còn chiếm phần lớn thì kế hoạch trong giai đoạn này chỉ có tính chất hướng dẫn và nhằm động viên nhân dân thực hiện những mục tiêu chủ yếu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

     Quá trình khôi phục kinh tế cần thực hiện về cả 3 mặt: khôi phục các cơ sở sản xuất, khôi phục mức sản xuất ngang trước chiến tranh (năm 1939) và làm biến đổi tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan hang dong duong

Khái quát kinh tế Miền Bắc Việt Nam thời kì 1955 – 1975

     Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954 hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, còn miền Nam vẫn tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ – ngụy. Từ đó hai miền có chế độ chính trị, kinh tế – xã hội hoàn toàn khác nhau. Miền Bắc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Mỹ.

Kinh tế miền Bắc

     Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc đã bước vào thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta có những đặc điểm sau đây:

Khái quát kinh tế Miền Bắc Việt Nam thời kì 1955 – 1975

- Nền kinh tế miền Bắc là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản đề lại hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp nhỏ bé, mới phôi thai. Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh.

- Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã trởthành một hệ thống thế giới. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã được sự hỗ trợ về vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt từ Liên Xô.     

- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc vàchuẩn bị gây chiến tranh xâm lược.

     Những đặc điểm trên đây sẽ có ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng kinh tế của miền Bắc suốt thời kỳ 1955-1975.Xuất phát từ tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã chù trương: “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó, miền Bắc tập trung sức thực hiện hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản là cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế ở giai đoạn đầu.

     Trải qua 15 năm chiến tranh, trong đó có 9 năm kháng chiến chống Pháp, nền kinh tế miền Bắc bị tàn phá nặng nề. Trong nông nghiệp, hơn 14 vạn ha ruộng đất bị bỏ hoang, trâu bò bị bắn giết mấy vạn con, hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho 32 vạn ha bị phá hỏng, không đảm bảo có nước tưới để cày cấy. Trong công nghiệp, nhiều cơ sở khi tiếp quản đang ở tình trạng ngừng hoạt động do máy móc bị tháo dỡ và nhân viên kỹ thuật di chuyển vào miền Nam. Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 1,5% tổng sản lượng công nông nghiệp năm 1954, về giao thông vận tảỉ, hơn 1.061 km trong tồng số 1.152 km đường sát bị phá hoại, 10.700 km đường bộ và 30.000 m cầu bị hư hỏng, nạn đói đe dọa khắp nơi…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân hàng đông dương

Vấn đề tài chính của vùng tạm chiếm

     Sản xuất công nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng làm cho chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp thực hiện trọng vùng tạm chiếm bị phá sản, tài chính bị thâm hụt nặng nề, phần lớn số thu của ngân sách không phải dựa vào nền kinh tế trong vùng mà dựa vào nguồn thu từ thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hoặc những khoản trợ cấp và trích từ quỹ dự trữ. Nhưng vẫn không đủ chi, chính quyền thuộc địa phải dựa vào viện trợ của Mỹ.

     Viện trợ của Mỹ cho chiến tranh Đông Dương chính thức thực hiện từ ngày 16-2-1950, đến hết năm 1950 số viện trợ Mỹ đã là 31 triệu USD Mỹ, tương đương với 10,8 tỷ Fr; năm 1952 đã tăng lên đến 568 tỷ Fr chiếm 50% tổng chi phí cho chiến tranh; năm 1954 là 475 tỷ Fr, chiếm 80% tổng chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

Vấn đề tài chính của vùng tạm chiếm

     Mặt khác, do ngân sách chiến tranh tăng nhanh, chính quyền thuộc địa vẫn phải tăng phát hành tiền. Năm 1954 lượng tiền phát hành tăng hơn 4 lần so với năm 1945. Lạm phát tăng làm cho giá cả tăng vọt, nếu lấy tháng 3- 1946 là 100 thì đến năm 1954 giá cả tăng 732%. Đời sống của nhân dân vùng tạm chiếm, nhất là nhân dân ở các thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

     Nhìn chung kinh tế vùng bị tạm chiếm trong kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn là nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Các ngành sản xuất ngày càng giảm sút, ngoại thương nhập siêu ngày càng lớn, tài chính kiệt quệ, lạm phát và giá cả tăng vọt. Nền kinh tế vùng tạm chiếm ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc

Tình hình thương nghiệp vùng tạm chiếm

      Về ngoại thương, do sản xuất ở vùng tạm chiếm giảm sút nên xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, khoáng sản… đều giảm mạnh, riêng xuất khẩu cao su tăng lên do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Các kho dự trữ đều được vét sạch để xuất khẩu và sản lượng cao su táng do chính sách khai thác cạn kiệt của các chủ đồn điền Pháp trước khi rút chạy khỏi Việt Nam.

     Trái ngược với xu hướng giảm sút của xuất khẩu, nhập khẩu trong thời kỳ này tăng mạnh. Giá trị hàng nhập khẩu năm 1946 là 310 triệu đồng Đông Dương, đến năm 1948 đã tăng lên đến 2.360 triệu và năm 1950 đã là 4.329 triệu đồng Đông Dương. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, chỉ tính riêng các mặt hàng như tơ, vải, sợi, đồ hộp, thuốc lá, xe hơi, xăng dầu v.v… chiếm 50,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tình hình thương nghiệp vùng tạm chiếm

     Cán cân ngoại thương từ năm 1947 bắt đầu chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu và nhập siêu ngày càng tăng lên. Năm 1947, nhập siêu là 501 triệu, năm 1950 là 2.698 triệu, năm 1952 tăng lên đến 6.850 triệu đồng Đông Dương. Xuất khẩu không bù đáp được nhập khẩu, phần thâm hụt được viện trợ Mỹ bù đắp. Giai đoạn 1946-1950, hàng viện trợ Mỹ bình quân hàng năm là 2.948,5 triệu đồng Đông Dương; Giai đoạn 1951-1954 tăng lên so với thời kỳ trước (1946-1950). Theo con đường viện trợ, hàng của Mỹ  bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong quan hệ thương mại, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ cũng không còn phải chịu những điều kiện ràng thuộc như thời kỳ trước chiến tranh.

     Vềnội thương, trong những năm 1947-1948 ở các thành phố Pháp tạm chiếm rất tiêu điều, nhưng từ năm 1950 về sau bắt đầu phục hồi do những người tản cư trở về và hảng nhập khẩu tràn vào. Ở Hà Nội, Sài Gòn xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng nhập khẩu. Số thương nhân cũng tăng lên. Từ hai thành phố này, hàng hóa nhập khẩu được các thượng nhân chuyên chở đi các vùng khác, kể cả vào vùng tự do. Một số hoạt động dịch vụ như tiệm nhảy, sòng bạc, kinh doanh nhà đất, cầm cố và tín dụng… rất phát triển trong thời kỳ chiến tranh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời kỳ pháp thuộc

Tình hình nông nghiệp và giao thông vận tải vùng tạm chiếm

Nông nghiệp

     Thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến trong nông nghiệp, nông thôn và phát triển các cơ sở kinh tế thực dân đã có từ trước đây như các đồn điền trồng cao su, chè, v.v… về sản xuất, theo số liệu thống kê của Pháp cho thấy sản lượng các loại cây trồng đều bị giảm mạnh, trừ cây cao su.

     Như vậy, năm 1953 so với trước chiến tranh sản lượng lúa vùng Pháp kiểm soát giảm xuống so với trước chiến tranh chỉ bằng 32,7%; ngô: 9,6%; gỗ: 11,7 %, số lượng trâu giảm còn 18,7%; bò còn 18,1%.,..

     Sản xuất nông nghiệp ở vùng tạm chiếm giảm mạnh là do địa bàn vùng này đến năm 1953 đã thu hẹp nhiều so với thờikỳ trước chiến tranh. Mặt khác, do ảnh hưởng của chiến tranh nên ngay tại vùng tạm chiếm, trong các đồn điền thuộc Pháp, sản lượng cà phê, chè, mía, dứa, lúa, lạc… đều giảm sút, riêng cao su có sản lượng tăng lên nhưng điều đó không phản ánh sự phát triển mà do Pháp chủ trương khai thác theo kiểu tận thu. Ở những vùng giáp ranh, Pháp dùng mọi cách để phá hoại sản xuất của nông dân như đốt phá đồng lúa, bắn chết trâu bò, phá hoại nông cụ… Chỉ có một số vùng nông thôn vành đai của các đô thị do Pháp khống chế được hoàn toàn hoặcđã lập được hội tề, thì nông dân được sản xuất tương đối tự do vànông nghiệp còn có điều kiện phát triển.

Tình hình nông nghiệp và giao thông vận tải vùng tạm chiếm

Giao thông vận tải

     Vận tải đường sắt giảm mạnh do nhiều tuyến đường gần như bị tê liệt bởi chiến tranh. Theo thống kê của Pháp, thờikỳ trước chiến tranh toàn Đông Dương có khoáng 2.900 km đường sắt, đến thờikỳ kháng chiến chỉ còn 677 km được khai thác, nhưng cũng không ổn định. Chỉ có tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy tương đối thường xuyên. Tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Nam Định có nhiều đoạn đã bị các công binh xưởng của lực lượng kháng chiến bóc lên làm nguyên liệu chế tạo vũ khí ở miền Nam, chỉ còn vài tuyến: Sài Gòn – Mỹ Tho và Sài Gòn – Lộc Ninh còn hoạt động cầm chừng.

     Hệ thống đường bộ vùng tạm chiếm cũng giảm xuống cùng với sự co hẹp của vùng này, đồng thờicòn do sự khống chế của lực lượng kháng chiến. Theo thống kê của Pháp năm 1950, trong tổng số 24.414 km chiều dài đường bộ các loại, có tới 15.573 km không còn kiểm soát được, vùng Pháp kiểm soát chỉ cồn lại 8.861 km, trong đó Nam bộ là 3.818 km, Cao nguyên là 2.268 km, Trung bộ là: 1.664 km, Bắc bộ là: 1.111 km. Trên các tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Bắc Giang, Hà Nội – Sơn Tây, Hà Nội – Vĩnh Yên đã có một số nhà kinh doanh Việt Nam đã đứng ra kinh doanh vận tải. Trong đó, tuyến Hà Nội – Hải Phòng là con đường vận chuyển quan trọng đối với hàng nhập khẩu từ cảng Hải Phòng về Hà Nội. Ở miền Nam, giao thông đường bộ vùng tạm chiếm có địa bàn rộng hơn ở miền Bắc, với các tuyến như: Sài Gòn – Biên Hòa, Sài Gòn – Mỹ Tho – cần Thơ – Rạch Giá, Sài Gòn – Đà Lạt… Cộ tuyến xe khách có thể chạy xuyên suốt 2-300km như Sài Gòn – Cần Thơ, thậm chí 500 km như Sài Gòn – Nha Trang; Sài Gòn – Bạc Liêu.

     Giao thông đường thủy ở miền Bắc có tuyến Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Thái Bình, Nam Định – Thái Bình chuyên chở khách và hàng hóa hoạt động tương đối đều đặn. Tuyến Hà Nội ngược sông Hồng chủ yếu được sử đụng để chuyên chở một số thực phẩm như cá khô, nước mắm lên miền núi và hàng lâm thổ sản như tre, nứa, gỗ, lá gồi về xuôi. Ở Nam bộ thì phương tiện đi lại của dân cư bằng thuyền theo hệ thống kênh rạch vẫn là chủ yếu.

     Vận tải biển cũng đã có một số tàucủa người Việt Nam hoạt động trên các tuyến: Hải Phòng – Cẩm Phả, Huế – Đà Nẵng – Quy Nhơn- Nha Trang; Nha Trang – Vũng Tàu, Rạch Giá – Phú Quốc….

     Vận tải hàng không trong thờikỳ này có phần phát triển rõ rệt. Nhiều tuyến hàng không quốc tế được mở thêm như: Mỹ – Paris – Trung Đông – Ấn Độ – Mianma – Hà Nội – Trung Hoa; Mỹ – Manila -Sài Gòn – Xingapo – Batavia; Mỹ – Manila – Hồng Kông – Macao – Hà Nội – Mianma – Ấn Độ;Sài Gòn – Thượng Hải; Sai Gòn – Hồng Kông; Hà Nội – Côn Minh. Vận tải hàng không nội địa cũng tăng lên do tình thế chiến tranh, các vùng miền bị chia cắt, vùng ta và Pháp kiểm soát đan xen theo thế cài răng lược.


Tình hình phát triển công nghiệp vùng tạm chiếm

     Nhìn chung, các ngành kinh tế vùng tạm. bị chiếm phát triển khó khăn, nhiều ngành giảm sút so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc thời kỳ đầu của kháng chiến.

Công nghiệp

     Các vùng công nghiệp phát triển nhất thời thuộc địa trước đây vẫn chủ yếu thuộc vùng Pháp kiểm soát trong thời kỳ kháng chiến. So với thời kỳ trước, cơ cấu ngành nghề trong công nghiệp không thay đổi, hầu hết vẫn là các xí nghiệp cũ được sửa chữa lại, nhìn chung sản xuất công nghiệp của Pháp ở vùng tạm chiếm bị thu hẹp, giảm sút nghiêm trọng so với thời kì trước chiến tranh.

Tình hình phát triển công nghiệp vùng tạm chiếm

     Ngành khai thác than giảm xuống còn 33,9%; sản xuất đường trắng bằng 1,8%, vải 32% và hầu hết các ngành công nghiệp đều giảm mạnh. Chỉ riêng có ngành xi măng có sản lượng tăng lên do nhu cầu xây dựng công sự, đồn bốt, sân bay, đường sá và sản xuất thuốc lá ngành có nguyên liệu nhập khẩu từ và phục vụ tiêu dừng của quân đội viễn chinh Pháp là vượt so với trước chiến tranh.

     Sự giảm sút của các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là do các nhà tư bản Pháp nhận thấy cục chiến tranh bất lợi cho người Pháp nên họ đã rút dần vốn khỏi khu vực, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1950, Công ty kinh doanh và đào vét công chính Đông Dương đã chuyển vốn đầu tư sang Sênêgal. Ngân hàng Đông Dương bắt đầu mở thêm chi nhánh ở Arabe, ở San Fransisco, ở Port Villa, ở Braxin, ở châu Phi. Tính đến tháng 9-1950, tổng số vốn đầu tư của Ngân hàng này ở khu vực Trung Quốc, Đông Dương, và Đông Nam Á chỉ còn 1/8 trên tổng số vốn đầu tư (thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai là 40-47%). Ngân hàng Địa ốc Đông Dương cũng chuyển 95% số vốn về Pháp và sang Tuynidi. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp vùng tạm chiếm bị thu hẹp một phần còn do có các cơ sở công nghiệp đã nằm trong vùng kháng chiến. Ví dụ như các cơ sở sản xuất sản xuất bột giấy nguyên liệu dựa vào vùng rừng núi trước đây thường cung cấp 5.000-6.000 tấn/năm, nay không còn nữa. Khu mỏ Tĩnh Túc hàng năm sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc và hơn l0kg vàng; Mỏ kẽm chợ Điền, trước đây sản xuất khoảng 100.000 tấn/năm; mỏ sắt Linh Nham sản xuất 130.000 tấn/năm; mỏ mangan, crôm, một số mỏ than ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, mỏ apatit Lào Cai… từ năm 1950 cũng đã nằm trong vùng kháng chiến



Từ khóa tìm kiếm nhiều: xã hội việt nam thời pháp thuộc

Chính sách kinh tế của địch ở vùng tạm chiếm tại Việt Nam

    Cuộc kháng chiến cả nước bắt đầu từ cuối năm 1946. Ngoài vùng kháng chiến do ta kiểm soát, thì quân đội Pháp tạm thời kiểm soát ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Hải Phòng và những khu công nghiệp tập trung như: khu mỏ Hòn Gai, các đồn điền trồng cao su, chè. Hơn nữa, Pháp còn mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các vùng lân cận. Tùy theo tình hình chiến sự, thực dân Pháp đã thực hiện các chính sách kinh tế như:

Giai đoạn đầu từ tháng 9-1945 đến Thu Đông năm 1947

    Lúc đầu Pháp chủ trương đừng chiến tranh chớp nhoáng để nhanh chóng chiếm các vùng kháng chiến của ta. Chúng áp dụng chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” hy vọng sẽ trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa. Để chuẩn bị điều kiện kinh tế cho sự thống trị lâu dài, đế quốc Pháp đề ra kế hoạch Buốcgoanh (tên người đề ra kế hoạch đó), “Kế hoạch phục hồi hiện đại hơn và trang bị kinh tế trong 10 năm”. Trong 5 năm đầu của kế hoạch, Pháp dự trù số vốn là 25.498 triệu đồng Đông Dương (giá trị năm 1947). Đó là một số tiền rất lớn, gấp 28 lần ngân sách Đông Dương năm 1947 (883 triệu đồng Đông Dương). Nhưng kế hoạch này không thực hiện được.

Chính sách kinh tế của địch ở vùng tạm chiếm tại Việt Nam

Giai đoạn hai (1948-1950)

     Sau khi bị thất bại ở Việt Bắc (1947), Pháp chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Chúng chú ý đánh ta về kinh tế và chính trị nhiều hơn, củng cố và mở rộng vùng tạm chiếm, cố gắng thực hiện kế hoạch Buốcgoanh nhưng cũng không thành, tính đến năm 1949, mới chỉ thực hiện được 1/20 tổng số vốn mà kế hoạch trên đề ra.

Giai đoạn ba (1951-1954)

    Sau khi bị thất bại ở Chiến dịch biên giới, Pháp thực hiện chính sách bòn rút cùng kiệt, chuyển vốn sang các thuộc địa khác, chủ yếu là châu Phi, ra sức thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, xin viện trợ và nhượng bộ Mỹ, tạo điều kiện để Mỹ đặt chân vào Việt Nam. Nhiều tờ báo của Pháp phải thừa nhận: Tư bản Pháp đang rút lui nhường chỗ cho tư bản Mỹ. Ngay tướng Na-Va cũng phải nhận xét: “đường lối chính sách của Mỹ cũng có mặt làm ăn nữa, biểu hiện ở chỗ Mỹ nắm lấy, lúc đầu còn che giấu, sau ngày càng rõ rệt, các vị trí then chốt của nền kinh tế Đông Dương, điều nguy hiểm nhất của viện trợ Mỹ là: Viện trợ đã dẫn tới việc nước Mỹ ngày càng xen sâu vào các công việc của chúng ta. Chúng ta đã rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn là do nhận viện trợ Mỹ, chúng ta đã gần như chắc chắn mất Đông Dương dù cho rằng viện trợ đó làm cho chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: dong tien viet nam

Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Đấu tranh đòi triệt để giảm tô

     Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối (thời kỳ tổng phản công) đồng thời chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong tình hình đó, đòi hỏi phải động viên vật chất và tinh thần cả hậu phương và tiền tuyến. Vàotháng 3-1953, Chính phủ quyết định phát động phong trào quần chúng đấu tranh đòi triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện thoái tồ. Kết quà tổchức được 7 đợt vận động nhân dân đấu tranh đòi giảm tô ở 1.532 trong vùng tự do, thu được 24.490 tấn thóc thoái tồ. Dó là một đòn đánh mạnh vào tiềm lực kinh tế của địa chủ, là một dịp nâng cao ý thức giai cấp của nông dân và tác động mạnh đến nông thôn trong vùng tạm bị chiếm.

Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Về vấn đề ruộng đất

     Nhà nước tiếp tục thực hiện sắc lệnh tạm giao ruộng đất vắng chủ (ban hành năm 1950) cho nông dân sử dụng. Tháng 3- 1952 Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về việc sử dụng công điền công thổ, dựa trên nguyên tắc chia cấp một cách công bằng, dân chủ vả có lợi cho dân nghèo. Tính đến năm 1953, đã có tất cả 302.840 ha ruộng đất từ các nguồn khác nhau (của thực dân, ruộng công và nửa công, ruộng hiến, ruộng trưng mua, trưng thu của địa chủ…) được tạm cấp, tạm giao cho nông dân sử dụng, chiếm 58,3% tổng số ruộng đất thuộc loại này. Đó là một thành công của chính sách ruộng đất và có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp cho đến trước khi cải cách ruộng đất.

     Sau đó, ngày 4-12-1953, Quốc hội đã thông qua Luật Cài cách ruộng đất. Từ đầu năm 1954 đến khi hòa bình lập lại (vào tháng 7-1954), chúng ta đã tiến hành được 2 đợt cải cách ruộng đất ở 270 xã (thuộc tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa và Bắc Giang). Kết quả thu được 44.500 ha ruộng đất và 10.000 trâu bò chia cho nông dân. Kết quả này đã có tác dụng tích cực đến tư tưởng cho tầng lớp nông dân lao động, khẳng định quyền làm chủ ruộng đất cho nông dân, động viên nông dân ở hậu phương và bộ đội tiền tuyến, nông dân ở cả vùng tự do cũng như vùng tạm chiếm hăng hái sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.

     Việc thực hiện chủ trương chấn chỉnh toàn diện về kinh tế và tài chính, đã có ý nghĩa quan trọng, làm cho kinh tế khảng chiến của ta mạnh hơn. Thăng bằng thu chi ngân sách, ổn định tiền tệ, phát triển sản xuất, đờisống nhân dân được cải thiện hơn. Làm suy yếu kinh tế của địch, góp phần tích cực vào tháng lợi của kháng chiến chống Pháp và tạo ra tiền để quan trọng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đồng tiền việt nam

Những thay đổi về nông nghiệp, giao thông vận tải

 Về nông nghiệp

     Sản xuất nông nghiệp trong kháng chiến được coi là ngành chủ yếu. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, nhà nước khuyến khích nhân dân xây dựng các công trình thủy lợi. Đến đầu năm 1953, Liên khu III có 30.000 công trình tiểu thủy nông tưới cho 10 vạn ha; Liên  khu có hệ thống thủy nông tưới tiêu cho 18.800 ha. Nhiều tỉnh ở chiến khu Việt Bắc được hướng dẫn cấy giống lúa mới (Nam Ninh).

     Phong trào hợp tác (Tổ đổi công, Hợp tác xã) được cùng cố lại nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất và bảo vệ sản xuất. Nhờ đó diện tích gieo trồng được giữ vững, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Năm 1953, ở vùng tự do từ Liên khu IV trở ra đã thu hoạch được 2.757.700 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu, so với mức năm 1950: 2.414.830 tấn, tăng 342.870 tấn thóc, còn hoa màu tăng gấp hai lần so với năm 1945.

Những thay đổi về nông nghiệp, giao thông vận tải

Về giao thông vận tải

     Để chuẩn bị cho giai đoạn tổng phản công, ngành giao thông vận tải được Chính phủ chú ý xây dựng. Từ năm 1950-1954 chúng ta đã sửa chữa và khôi phục được 3.670 km đường bộ. Xây dựng 505 km đường mới, tu sửa 1.210 km đường cũ, bắc lại và làm thêm 47.000 m cầu, chữa 458 km đường sắt.

     Phương tiện vận tài được thực hiện vẫn theo chủ trương kết hợp giữa cơ giới và thô sơ. Phương tiện thô sơ đã đóng góp phần quan trọng trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (xe đạp, xe ngựa thồ, gồng gánh của dân công). Từ năm 1952, đã có một số ôtô của các nước bạn giúp đõ, đặc biệt là Liên Xô.

     Ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc, đồng thời thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng trong thờikỳ kháng chiến chống Pháp.


Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm và những khuyết điểm

     Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra kế hoạch sản xuất và tiết kiệm. Từ đó cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến,kế hoạch đó được coilà công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm có liên quan chặt chẽ với ba công tác lớn ở trên. Trong Nghị quyết Trung ương lần thứ ba (khóa II) vào tháng 4-1952 đã nêu: “Công tác kinh tế tài chính, cùng công tác sản xuất và tiết kiệm quan hệ khăng khít với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau cho nên phải ăn khớp với nhau”.     Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm lần đầu tiên được phổ biến trong toàn quốc, thể hiện tư tưởng cơ bản là phát triển sản xuất trên mọi lĩnh vực, đi đôi với tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm đất đai, nhân lực, chống lãng phí. Kế hoạch xây dựng chưa được cụ thể hóa, mới mang tính chất phương hướng nhưng đã có sự dân chủ từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên một số địa phương đã áp dụng kế hoạch hóa một cách cứng nhắc, đặt ra chi tiêu cụ thể: sản xuất lúa phải tăng 10% so với mức thu hoạch bình thường; tập trung sản xuất vào ba loại cây: bông, lạc, đỗ; đặc biệt chú trọng sản xuất bông; trâu bò tăng từ 10-15%, mỗi nhà cấy 1 ha, phải nuôi một con lợn, 10 con gà…. Một số nơi còn quy định kế hoạch sản xuất gỗ, than, củi….Trong điều kiện kháng chiến, kế hoạch hóa như vậy là không thích hợp và không thực hiện được.

Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm và những khuyết điểm

- Về công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ năm 1951 trở đi đều có chuyển biến lớn. Đối với công nghiệp quốc doanh dân dụng phục vụ cho kháng chiến từ năm 1951-1954 được như; khai thác than, khai thác khoáng sản, ngành cơ khí, hóa chất, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng (giấy, xà phòng, diêm, thuốc lá).

     Công nghiệp quốc phòng được phát triển mạnh do nhu cầu của cuộc kháng chiến. Các công binh xưởng vừa sản xuất vũ khí cơ bản vừa sản xuất vũ khí tối tân như: súng cối, súng không giật (SKZ). Phong trào phát minh sáng chế được đẩy mạnh, trong tám năm kháng chiến (1947-1954) ngành quân giới đã có 45.456 sáng kiến, đã tiết kiệm được 2.954 triệu đồng. Cả xưởng quân dược đã sản xuất được một số loại thuốc uống, thuốc tiêm phục vụ cho bộ đội và nhân dân. Nhìn chung, công nghiệp quốc phòng năm 1953 từ Liên khu IV trở ra đã tăng 35 lần so với năm 1946.

     Bên cạnh các cơ sở kinh tế quốc doanh, hàng nghìn các cơ sở sản xuất tiếu thủ công nghiệp tư nhân như: dệt, giấy, ấn loát, xà phòng, gốm, chiếu, đan lát… được khuyến khích phát triển, nhà nước giúp nguyên liệu, thu mua sản phẩm và cho vay vốn, góp phần cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho kháng chiến và đờisống của nhân dân vùng tự do.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: viet nam thoi phap thuoc

Công tác về mậu dịch giai đoạn 1951-1954 của Việt Nam

     Ngày 14-5-1951, Chính phủ thành lập cơ quan mậu dịch quốc doanh thay cho Cục tiếp tế vận tải và Cục ngoại thương giai đoạn trước. Mậu dịch quốc doanh có nhiệm vụ cung cấp cho quân đội, cơ quan, điều hòa thị trường ổn định giá cả, giúp đỡ sản xuất phát triển và đấu tranh với địch trên mặt trận lưu thông hàng hóa. Khi mới thành lập, mậu dịch quốc doanh chủ trương nắm khâu bán buôn là chính, nắm một số mặt hàng chính như: gạo, muối, vải, giấy, đường, dầu hoả, xà phòng và tập trung quản lý ở 10 thị trường quan trọng như: Kỳ Lừa (Lạng Sơn), Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nho Quan (Ninh Bình), cầu Trâu (Thanh Hóa), chợ Trang (Nghệ An), An Tân (Quảng Nam), Đập Đá (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên).

     Việc kinh doanh của mậu dịch quốc doanh được phát triển nhanh chóng, năm 1954 so với 1951 giá trị hàng hóa thu mua tăng 23 lần. Khối lượng hàng hóa mậu dịch quốc doanh đã cung cấp cho quân đội, cơ quan và nhân dân ngày càng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, mậu dịch quốc doanh còn nhỏ bé nên thương nghiệp tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70- 80% trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong những năm 1953-1954.

Công tác về mậu dịch giai đoạn 1951-1954 của Việt Nam

     Mậu dịch quốc doanh đã nhanh chóng phát huy vai trò của mình trong việc phục vụ sản xuất, điều hòa thị trường, ổn định giá cả, đảm bảo cung cấphàng hóa và đấu tranh kinh tế với địch. Cùng với Ngân hàng, Tài chính, Mâu dịch quốc doanh đã góp phần bình ổn vật giá. Do vậy, giá cả những mặt hàng quan trọng như: gạo, muối, vải được ồn định và nhiều nơi giá được giảm xuống như giá gạo hạ 25-30%, muối hạ 30-40%, vải hạ 30%.

     Bên cạnh Mậu dịch quốc doanh, Nhà nước vẫn tạo điều kiện cho thươngnhân tự do buôn bán. Trong thời gian (1953-1954) tư thương chiếm 70-80 %mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Do đó thương nghiệp của tư nhân cũng góp phần cùng với Mậu dịch quốc doanh cung cấp hàng hóa cho nhu cầu của kháng chiến và nhân dân, điều hòa thị trường và đấu tranh kinh tế với địch.

     Cùng với những thắng lợi về quân sự, thời kỳ (1951-1954) chúng ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với nước ngoài. Cuối năm 1950, ta giải phóng các tỉnh biên giới phía Bắc, giúp cho việc mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa.

     Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với chính phủ CHND Trung Hoa. Thực hiện hiệp định này, chúng ta đã xuất khẩu sang Trung Quốc nông lâm thổ sản như: chè, gỗ, hồi, quế, sa nhân, trâu bò… và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, sắt thép, hóa chất, vải, dược phẩm, hàng tiêu dùng. Năm 1953, Chính phủ ta ký với Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch nhân dân biên giới quy định việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt – Trung. Ngoài quan Hệ thương mại, Trung Quốc còn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một số vật tư hàng hóa.

     Từ đầu năm 1950 trở đi, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại với Liên Xôvà các nước xã hội chủ nghĩa. Việc phát triền và mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế vùng tự do và với cục diện đấu tranh về kinh tế với địch, góp phần tăng tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng có thêm vật tư, hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu của kháng chiến và dân sinh ổn định thị trường và giá cả. Mặt khác, phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa còn hỗ trợ đắc lực cho thực hiện chính sách trao đổi có lợi với vùng tạm chiếm. Vùng tạm chiếm không còn là nguồn cung cấp độc quyền hàng ngoại hóa mà ta cần. Điều đó đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên mặt trận kinh tế theo hướng có lợi cho ta, góp phần to lớn trong thắng lợi của ta trong cuộc đấu tranh mậu dịch với địch.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: việt nam thời pháp thuộc

Khái quát việc chấn chỉnh công tác kinh tế – tài chính

     Sau chiến dịch biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn tổng phản công. Những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho kháng chiến và dân sinh đòi hỏi ngày càng lớn. Trong khi đó, chính sách kinh tế – tài chính không đáp ứng được, thu ngân sách không đủ bù chi tiêu, tiền tệ mất giá, giá cả táng vọt, hàng hóa khan hiếm. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc khóa II (tháng 2-1951), và các Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951), lần thứ hai (9- 1951) đã chủ trương phải chấn chỉnh toàn diện về kinh tế – tài chính, nhằmđáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Trong đó xác định chính sách tài chính là then chốt.

Chấn chỉnh công tác kinh tế – tài chính

    Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng khóa II, Chính phủ đề ra ba công tác lớn cấp bách để giữ vững đồng tiền, ổn định giá cả và thăng bằng thu chi cho ngân sách, chống lại âm mưu phá hoại kinh tế của địch.

Khái quát việc chấn chỉnh công tác kinh tế – tài chính

Công tác ngân hàng

     Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam vào ngày 6 -5-1951. Ngân hàng có nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý lưu thông tiền tệ, huy động vốn và cho vay phát triển sản xuất, quản lý ngoại hối và đấu tranh với địch trên lĩnh vực tiền tệ… Ngân hàng có chi nhánh ở các tỉnh và các trạm đổi tiền ở vùng giáp ranh giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, ở miền Nam, do hoàn cảnh kháng chiến, nằm xa Trung ương, Chính phủ cho phép thành lập Ngân hàng nhân dân và phát hành tiền riêng theo sự chỉ dẫn của Ngân hàng quốc gia. Ngân hàng quốc gia đã phát hành tiền mới từ tháng 5-1951 và đổi lấy tiền tài chính theo tỷ lệ 10 đồng tiền tài chính lấy 1 đồng tiền ngân hàng mới. Đây là lần cải cách tiền tệ đầu tiên ở Việt Nam, nó góp phần làm cho đồng tiền ổn định, giá cả bình ồn, tạo điều kiện cải thiện đời sống của nhân dân.

       Trong giai đoạn này, ngân hàng còn có nhiệm vụ quan trọng là đấu tranh về tiền tệ với địch. Hình thức đấu tranh thay đối tùy theo từng vùng, vùng mới giải phóng, chính phủ quy định: thuế thu băng tiền ngân hàng, các cơ quan thương nghiệp quốc doanh chi bán hàng bằng tiền ngân hàng. Ờ vùng tạm chiếm, lúc đầu lưu hành cá hai loại tiền, tiền Đông Dương và tiền ngân hàng, số lượng tiền của hai loại tùy theo tương quan lực lượng giữa ta và địch. Nhưng đến năm 1953, khi đồng Đông Dương bị mất giá nhân dân không tin tưởng vào đồng Đông Dương, chi lưu hành tiền ngân hàng.

     Ngân hàng thông qua các chi nhánh ở các địa phương thực hiện cho vay để phát triển sản xuất bao gồm các hộ nông dân, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh và tư thương góp phần phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả từ năm 1951-1954 khối lượng tiền cho vay tăng 410 lần với số tiền 6,1 tỷ đồng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời pháp thuộc

Công tác tài chính thời kỳ 1951-1954

     Thực hiện chủ trương tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý tài chính nhà nước, các khoản thu đều đo nhà nước quy định và tập trung để tránh thu chồng chéo giữa Trung ương và địa phương. Chỉnh phủ đã đề ra các loại thuế bao gồm: thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ và thuế tem.

     Chính sách thuế nông nghiệp ban hành ngày 1-5-1951 có vai trò quan trọng nhất, có ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị – xã hội. Thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật, thu theo biểu lũy tiến từ 6-45%, những người có thu nhập thấp dưới 60 kg/người/năm, không phải chịu thuế. Tỷ lệ thu cao nhất thực hiện với các gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.796 kg/năm. Tỷ lệ thu thấp nhất áp dụng đối với các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người từ 61-75 kg/năm. Nếu tính chung 90% số hộ nông dân phải nộp thuế mới, thì có 10% số hộ được miễn thuế. Việc thu thuế nông nghiệp dã có kết quả tốt. Năm 1951, tống số thu thuế nông nghiệp đã vượt so với thuế điền thổ trước đây là 50%, góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho kháng chiến. Thuế nông nghiệp thu tăng lên qua các năm, nếu lấy năm 1951 là 100 thì năm 1952 là 277, năm 1953 là 430 và năm 1954 là 326.

Công tác tài chính thời kỳ 1951-1954

     Thuế công thương nghiệp ban hành ngày 27-7-1951 được sửa đồi, mức huy động chiếm15% thu nhập của các xí nghiệp công nghiệp và thương nghiệp (nhẹ hơn so với thuế nông nghiệp). Thuế công thương nghiệp có chú ý khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, cho nên thuế công nghiệp thấp hơn thuế thương nghiệp. Thuế, công thương nghiệp có tác dụng dộng viên các tâng lớp tư sản dân tộc vả tiểu chủ dỏng góp cho kháng chiến. Do các ngành thủ công nghiệp và buôn bán phát triển, mức đóng góp của thuế công thương nghiệp vào nguồn thu ngân sách đã tăng lên nhanh qua các năm. Nếu lấy năm 1951 là 100, thì năm 1952 là 700; năm 1953 là 1.720; năm 1954 là 2.797.

     Thuế xuất nhập khẩu ban hành ngày 13-8-1951, chủ yếu đánh vào kinh doanh hàng hóa giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, thuế suất thay đổi tùy theo từng loại hàng, căn cứ vào chính sách đấu tranh kinh tế với địch.

     Đồng thời với thực hiện tăng thu, chúng ta chủ trương giảm chi. Nhà nước thực hiện chủ trương tiết kiệm chi, giảm biên ché khu vực hành chính. Trong đạt đầu giảm biên chế (tháng 8 và 9-1951) 35.159 nhân viên hành chính được chuyển sang công việc khác, tiết kiệm được 40.000 tán thóc trong một năm. Phần chi trọng tâm cho kháng chiến, tỷ trọng chi cho các lĩnh vực thay đổi qua các năm.

    Từ năm 1951 trở đi, nhơ thực hiện chính sách tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi, ngân sách nhà nước đần được cân bằng. Năm 1950, thu chỉ đáp ứng 23% số chi, năm 1951: 30%; 1952: 78%, năm 1953 ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thu đã vượt chi 16%; năm1954 thu vượt chi 12%.Với kết quả đó, Chính phủ ta đã có điều kiện góp phần giải quyết những nhu cầu cơ bản của kháng chiến và dân sinh.


Thực hiện nền tài chính, tiền tệ phần tán

     Trong giai đoạn này, Đảng và Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách tài chính phân tản. Mỗi địa phương phải tự cấp, tự túc mọi mặt, tự lo lấy các khoản chi tiêu bằng cách dựa vào nhân dân địa phương, động viên nhân dân ủng hộ kháng chiến, Chính phủ chỉ trực cấp một phần.

     Chính phủ đặt chế độ thuế mới phù hợp với tình hình kháng chiến. Các thứ thuế thu ở thành thị bao gồm thuế lương bổng, lãi doanh nghiệp, lợi tức, thổ trạch… đã được bãi bỏ, còn lại thuế điền thồ, thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế quan và thuế trước bạ thu bằng tiền.

    Tuy nhiên, nguồn thu về thuế chỉ đảm bảo được một phần rất nhỏ số chi tiêu của Nhà nước, nên Chính phủ đã cho lập các quỹ như Quỹ công lương năm 1950 thu bằng hiện vật 10 kg thóc/người và Quỹ kháng chiến thu bằng tiền 60 đồng/người. Năm 1950, nhà nước còn phát hành công trái quốc gia để vay tiền của nhân dân, nhưng kết quả không lớn. Các khoản thu năm 1946 chỉ đảm bảo được 28% số chi; năm 1947 là 27%; năm 1948 là 20%; năm 1949 là 18%; năm 1950 là 23%.

Thực hiện nền tài chính, tiền tệ phần tán

     Để bù đắp chi, Bộ Tài chính cho phát hành tiền. Năm 1946 phát hành 606 triệu đồng tiền tài chính, năm 1950 phát hành 11.600 triệu đồng tài chính (tăng 19 lần). Việc này đã làm cho đồng tiền mất giá nghiêm trọng vào năm 1949-1950, ảnh hưởng tiêu cực đến đờisống của nhân dân.

     Về tiền tệ, mặc dù Chính phủ đã cho phát hành tiền trong cả nước, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, có sự đan xen giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, do đó chúng ta chủ trương xây dựng khu vực tiền tệ riêng, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lưu hành tiền tài chính. Các tỉnh, Liên khu V (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) lúc đầu lưu hành tiền tài chính, sau lưu hành tín phiếu. Các tỉnh Nam Bộ, lúc đầu lưu hành tiền tài chính, sau dùng tiền Đông Dương đóng dấu nổi của chính quyền cách mạng. Từ năm 1947, Nam Bộ phát hành giấy bạc riêng.

Việc hình thành các khu vực tiền riêng đã góp phần làm cho lưu thông tiền tệ phù hợp với lưu thông hàng hóa của từng vùng, đáp ứng yêu cầu kháng chiến của từng khu vực, chống lại âm mưu phá hoại tiền tệ của địch, và ngăn chặn hành động lọi dụng chênh lệch giá cả giữa các khu vực.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan hang dong duong

Chính phủ chủ chương phát triển thương nghiệp

    Chính phủ còn cho thành lập hợp tác xã để thu hút thương nhân tham gia cùng Nhà nước thu mua và tiếp tế hàng hóa cho kháng chiến và đời sống của nhân dân. Nhưng vì chưa xác định rõ tôn chỉ, mục đích và chưa có kinh nghiệm tổ chức quản lý nên các hợp tác xã này mang tính chất hội buôn, kinh doanh kiếm lãi, vì thế tổ chức buôn bán mới này không được khuyến khích phát triển. Do tổ chức kinh doanh của nhà nước và hợp tác xã còn nhỏ bé nên thương nghiệp tư nhân có vai trò rất quan trọng, chiếm đại bộ phận hàng hóa lưu chuyển ở vùng tự do.

    Giá cả háng hóa ở vùng kháng chiến có nhiều biến động theo thị trường và cũng chịu tác động rất lớn của chiến tranh. Trong hơn một năm đầu, vùng tự do còn rất rộng lớn, giá cả tương đối ổn định. Từ giữa năm 1948 đến 1950, giá cả nhiều nơi tăng vọt. Giá 1 kg gạo trung bình trên phạm vi cả nước năm 1947 mới là 3 đồng (tiền tài chính), năm 1948 là 4 đồng, năm 1949 là 13,5 đồng, ở Lạng Sơn, giá gạo tháng 1-1949 là 7,3đ/kg, đến tháng 12-1949 đã lên đến 29,5đ/kg. Điều này một phần là bởi vùng tự do bị thu hẹp đã gây nên tỉnh trạng mất cân đối cung cầu trên thị trường. Mặt khác còn đo hoạt động quân sự được đẩy mạnh, Nhà nước phải chi tiêu rất nhiều để cung cấp cho lực lượng bộ đội ngày càng tăng lên, mà lại chủ yếu dựa vào phát hành tiền.

Chính phủ chủ chương phát triển thương nghiệp

    Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh ngăn cấm, phạt đối với người đầu cơ tích trữ và quy định giá “cấm không được bán những loại hàng hóa cần thiết cho đời sống nhân dân và công cuộc kháng chiến quá một giá tối đa do Chính phủ quy định”. Do các biện pháp này đã tỏ ra không thích hợp nên sau 3 tuần quy định trên đã được bãi bỏ. Sau đó, Nhà nước ban hành quy định mới khẳng định: nguyên tắc căn bản về hoạt động thương mại trong nội địa là tự do buôn bán… Trong hoàn cảnh hiện tại, nguyên tắc ấy lại càng phải được tôn trọng vì những hoạt động thương mại của tư nhân đang giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hòa phân phối và giá cà hàng hóa ở các địa phương.

    Giữa vùng kháng chiến và vùng tạm chiếm có những điểm giáp ranh, để hạn chế sự phá hoại kinh tế của địch, tháng 10-1948, Chính phủ cho thành lập Ban bao vây kinh tế địch ở Trung ương và địa phương làm nhiệm vụ tăng cường bao vây kinh tế vùng địch tạm chiếm và thực hiện thể lệ đi lại, trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. Sang giai đoạn này Chính phủ chuyển từ chủ trương triệt để bao vây sang chủ trương vừa bao vây, vừa lợi dụng kinh tế địch. Để thực hiện chú trương đó, Bộ Kinh tế đã ra thông tư quy định các mặt hàng được trao đổi giữa hai vùng. Các Phòng Tiếp liệu được thành lập ở những vùng tiếp giáp nơi bị địch chiếm để mua những thứ hàng hóa cần thiết, đồng thời để hướng dẫn thương nhân kinh doanh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân hàng đông dương

Phát triển và cải tạo giao thông nước ta

      Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phá đường giao thông để ngăn chặn sự tiến công của địch bằng xe cơ giới. Do vậy, đã có tới 10.700 km đường ô tô, 1.540 km đường sắt; 30.500 m cầu, 84 đầu máy xe lửa bị phá huỷ v.v… Khỉ cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, trước yêu cầu phải tu bồ đường giao thông để vận tải tiếp tế cho bộ đội, cơ quan và giao lưu hàng hóa, Chính phù thành lập một hội đồng chuyên trách điều hòa, bảo đảm vừa phá hoại, ngăn cản bước tiến quân của địch, vừa đảm bảo giao thông vận tải phục vụ cho kháng chiến.

Phát triển và cải tạo giao thông nước ta

      Từ năm 1948, một số đoạn đường bộ được tu sửa, đắp lại để xe thô sơ có thể đi lại được dễ dàng. Năm 1949 hơn 400 km đường bộ đã được tu sửa, hàng nghìn mét cầu qua sông, qua lạch được bắc lại. Đến năm 1950, do nhu cầu vận chuyển hàng quân sự bằng cơ giới, nhiều đường cũ đã được mở rộng cùng với việc xây dựng một số đường mới như Bắc Sơn, Đình Cả – Thái Nguyên.Về phương tiện giao thông trong điều kiện chiến tranh, Đảng và Chính phủ ta chủ trương huy động các loại phương tiện kết hợp cơ giới với thô sơ (các phương tiện thô sơ như ngựa thồ, xe cút kít, xe bò, xe trâu, xe đạp thồ, thuyền nan, thuyền buồm, xe ba gác v.v… phương tiện cơ giới như ô tô vận tải, xe lửa, xe gòng). Việc phối hợp các loại phương tiện vận tải thô sơ và cơ giới, chu yếu là phương tiện thô sơ đã góp phần chuyên chở hàng chục vạn tấn hàng hóa, đạn dược cho cơ quan, bộ đội, xí nghiệp.

       Để đáp ứng nhu cầu mọi mặt cho kháng chiến, đầu năm 1947, Chính phủ đã thành lập Nha tiếp tế, đến tháng 2-1948 đổi thành Cục tiếp tế vận tải, nhiệm vụ chủ yếu là thu mua, tổ chức vận chuyển thóc, gạo, ngô, muối, đường, dầu hỏa, giấy viết v.v… một phần để cung cấp cho bộ đội, cán bộ công nhân viên, tiếp tế cho đồng bào miền núi, một phần dự trữ cho kháng chiến.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thoi ky phap thuoc

Phục hồi tiểu thủ công nghiệp và phát triển công nghiệp quốc phòng

    Cuộc kháng chiến càng phát triển, nhu cầu về hàng tiêu đùng càng lớn. Do đó Đảng và Chính phủ ta chủ trương phục hồi tiếu thủ công nghiệp và xây dựng công nghiệp quốc doanh phục vụ cho kháng chiến và dân sinh.

- Đối với tiểu thủ công nghiệp, những ngành thiết yếu đối với kháng chiến và dân sinh như dệt, giấy, ấn loát, xà phòng, chiếu bát, muối, mắm, đường, nông cụ, thủy tinh v.v… được phục hồi và phát triển. Những ngành . cổ tính chất xa xi như đồ thêu ren, khảm, sơn mài v.v… thì tạm ngừng hoạt động.

Phục hồi tiểu thủ công nghiệp và phát triển công nghiệp quốc phòng

    Nhà nước áp dụng các biện pháp để khuyến khích thợ thủ công như cho vay vốn, định mức, thuế thích họp cho từng loại và phổ biến kinh nghiệm sản xuất. Với sự giúp đỡ của Nhà nước, các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân. Nghề sản xuất giấy từ chỗ chưa cố cơ sở nào khi bắt đầu kháng chiến, đến năm 1950 đã tổ chức được hàng trăm cơ sở ở các liên khu, các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa v.v… mỗi năm sản xuất 1.000-1.500 tấn giấy. Nghề dệt được xây đựng ở tất cả các nơitrong vùng kháng chiến, ở Nam Bộ có 5.192 khung cửi, tự túc được 100% nhu cầu về mặc (năm 1949).

    Liên khu V tự túc được toàn bộ vải mặc, và còn cung cấp cho khu khác. Liên khu III, IV đã sản xuất được lố triệu mét vải (1948) và 23,2 triệu mét vải (1950), tự túc được 40% nhu cầu của địa phương.

- Đảng và Chính phù chủ trương xây dựng cơ sở công nghiệp quốc doanh dân dụng để sản xuất tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng cho bộ đội và nhân dân.

    Nhiều cơ sở khai thác than nhỏ được xây dựng ở Thái Nguyên, Tuyên Quang khai thác khoáng sản như thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng) sản xuất được 20 tấn thiếc trong thòi gian từ năm 1946 đến năm 1950, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo đã sản xuất được máy tiện, máy bào, máy kéo loại nhỏ.

    Ngành hóa chất sản xuất được thuốc nổ, cồn 90°c, ete. Nhiều cơ sở sản xuất diêm, thuốc lá, xà phòng, da, giấy v.v… quốc doanh đã được xây dựng. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sản xuất được cả giấy in tiền. Những cơ sở kinh tế quốc doanh đầu tiên của ta trong kháng chiến tuy nhỏ bé nhưng đã đáp ứng nhu cầu tối thiểu về hàng tiêu dùng cho kháng chiến và nhân dân.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thời kỳ pháp thuộc

Tình hình kinh tế giai đoạn 1947-1950 – đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

    Tháng 5-1950, Chính phủ đã ban hành sác lệnh tạm cấp ruộng vắng chủ (của tư bản và địa chủ, việt gian) cho nông dân, ban hành sắc lệnh về giảm tức (quy định nếu vay bằng tiền giảm 18% và vay bàng thóc giảm 20%).

    Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc kháng chiến của chúng ta. Hồ Chủ tịch thưởng xuyên nhấn mạnh “Thực túc, binh cương” và kêu gọi mọi người phải đẩy mạnh tăng gia, sản xuất trong mọi trường hợp.

    Nhà nước khuyến khích nhân dân làm tiểu thủy nông, chú trọng bảo vệ đê điều, khơi giếng để chống lụt, chống hạn. Từ năm 1946 đến năm 1950, hàng chục triệu ngày công lao động được huy động, đã đào được hàng chục triệu mét khối đất đá.

Tình hình kinh tế giai đoạn 1947-1950 – đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

    Nhà nước hướng dẫn nông dân vào làm ăn tập thể năm 1947, Bộ Canh nông vận động phong trào tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Phong trào lúc đầu tương đối rầm rộ, song vì tổ chức ồ ạt, nhận thức và quản lý chưa tốt, nên sau đó nhiều hợp tác xã giải tán. Đến năm 1949, Chính phủ có chính sách đường lối rõ ràng hơn về hợp tác xã nông nghiệp. Do đó, các địa phương lạiphát triển các hình thức hợp tác từ tổ đổi công, hợp công đến hợp tác xã.

    Đảng và Chính phủ ta còn thực hiện nhiều biện pháp đề giúp đỡ nhân dân sản xuất như thành lập Nha tín dụng (năm 1947), có chi nhánh ở các tỉnh để cho nông dân vay vốn, hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, cung cấp giống lúa mới cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa, vận động thành lập quỹ tương tế, quỹ nghĩa thương để giúp đỡ lẫn nhau.

    Cùng với vận động và giúp đỡ nông dân sản xuất, Chính phủ còn tồ chức lãnh đạo nhân dân chống địch càn quét, cướp phá, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân ở vùng tự đo.

    Nhờ thực hiện những biện pháp trên, nông nghiệp nói chung được giữ vững. Năm 1950, sản lượng lúa từ Bắc Trung Bộ trở ra đạt 2.414.830 tấn (năm 1942 là 2.451.800 tấn). Sản xuất hoa màu và chăn nuôi được phát triển. Do đó, nhiều noi nhân dân đã tự túc được ăn, mặc và đảm bào đóng góp cho kháng chiến, phá tan âm mưu chiến tranh lúa gạo của địch.


Chính sách kinh tế kháng chiến

    Chính sách kinh tế kháng chiến của ta bao gồm hai mặt: Một là, phá hoại kinh tế địch; hai là, xây dựng kinh tế của ta.

- Phả hoại kinh tế địch bằng nhiều cách: phá huỷ máy móc, kho tàng, đường giao thông vận tải, làm vườn không nhà trống, không cho địch vơ vét lương thực của cải để thực hiện thủ đoạn “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

- Xây dựng nền kinh tế của ta phải đảm bảo hai nguyên tắc:

    Thứ nhất, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Thực tế hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng thúc đẩy kháng chiến mau đi đến thắng lợi. Hồ Chủ tịch đã nói: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thẳng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới tháng lợi”.

Chính sách kinh tế kháng chiến

    Việc xây dựng kinh tế của ta lúc này “về hình thức là kinh tế chiến tranh, về nội dung là dân chủ mới”. Thủ tiêu mọi sự ràng buộc và lũng đoạn của chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ những tàn tích phong kiến, thực hiện: “người cày có ruộng”.

    Trong xây dựng và phát triển kinh tế, “chú trọng trước nhất phát triển nông nghiệp, thứ đến là thủ công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp đứng hàng thứ ba. Công nghiệp đối với ta chỉ có thể đứng hàng thứ tư… về công nghiệp, chúng ta chú trọng trước hết là công nghiệp chế tạo vũ khí và khai thác nguyên liệu”.

    Thứ hai, tự cung tự cấp về mọi mặt. Nguyên tắc này đòi hỏi nhân dân phải tự giải quyết lấy những nhu cầu của kháng chiến, không phải phụ thuộc vào nước ngoài và không phải phụ thuộc vào thành thị. Việc sản xuất chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của kháng chiến và dân sinh như cơm án, áo mặc, vũ khí đánh giặc, thuốc men, giấy mực.

Tình hình kinh tế giai đoạn 1947-1950

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

    Nước ta là nước nông nghiệp, mọi nhu cầu của nhân dân đều do sản xuất nông nghiệp cung cấp nhưng trong giai đoạn (1947-1950), địch tăng cường kiểm soát vùng tạm chiếm, đẩy mạnh phá rối vùng tự do. Đồng ruộng bỏ hoang (1,5 triệu ha bị bỏ hoang) nhân dân phải đi tản cư. Vùng kháng chiến nằm sâu trong rừng, ruộng đất canh tác ít. Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, Tháng 7-1949, Chính phủ nhắc lại sắc lệnh giảm tô 25%, đồng thời thành lập Hội đồng giảm tô ở các tỉnh để xử lý tranh chấp về giảm tô, và tuyên bố xóa bỏ tất cả các khoản nợ của nông dân đến trước Cách mạng tháng Tám.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: xã hội việt nam thời pháp thuộc